Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược

VnDoc xin giới thiệu bài Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược

1. Thiết lập các mục tiêu hàng năm

Mục tiêu hàng năm là những trạng thái, cột mốc, những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải đạt được trong từng năm để đạt tới mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này được đề cập ở cấp doanh nghiệp, bộ phận chức năng và đơn vị trực thuộc.

Mục tiêu chiến lược chỉ có thể thực thi thông qua việc thiết lập mục tiêu hàng năm, đó là sự phân chia mục tiêu tổng quát thành mục tiêu từng bộ phận, rồi từ đó làm cơ sở giao cho đơn vị thành viên trong doanh nghiệp thực hiện tạo nên sự chấp nhận và gắn bó giữa mọi người trong toàn doanh nghiệp.

Các mục tiêu hàng năm như những hướng dẫn cho hành động. Nó chỉ đạo và hướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Những mục tiêu hàng năm thường được xác định bằng các chỉ tiêu khả năng thu lợi nhuận, chỉ tiêu tăng trưởng và thị phần của từng bộ phận kinh doanh, theo khu vực địa lý, theo nhóm khách hàng và sản phẩm rất phổ biến trong doanh nghiệp.

Mục tiêu hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện chiến lược. Vai trò của việc thiết lập mục tiêu hàng năm là tạo sự cần thiết cho việc thực hiện chiến lược chung vì nó:

  • Là cơ sở để phân phối các nguồn lực trong quá trình thực hiện chiến lược;
  • Là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các bộ phận, là cơ chế chủ yếu đánh giá các quản trị viên;
  • Là công cụ quan trọng để kiểm soát tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra;
  • Là căn cứ ưu tiên của tổ chức, của bộ phận và phòng ban.

Mục đích của việc xác định mục tiêu hàng năm có thể tóm lược như những hướng dẫn hành động, nó chỉ đạo và hướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viên trong tổ chức. Chúng cung cấp nguồn lý do chính đáng cho doanh nghiệp bằng việc chứng minh tính đúng đắn các hoạt động với những người tham gia. Chúng cũng là những tiêu chuẩn hiệu quả. Chúng tạo ra các động cơ để quản trị viên, nhân viên thực hiện công việc của mình. Chúng cung cấp cơ sở cho việc thiết kế tổ chức.

Đặc tính của các mục tiêu hàng năm thường tuân theo nguyên tắc SMART, tức là:

S (Specific)- cụ thể, M (Measurable)-đo lường được, A (Assignable)- phân định rõ ràng, có thể giao cho mọi người, R (Realistic)- thách thức nhưng khả thi và T (Timebound)-có giới hạn cụ thể về thời gian. Mặc dù một nguyên tắc của việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn là phải có tính khả thi cao, nhưng trong thực tế, rất nhiều nhà quản trị- đặc biệt là những nhà quản trị có tính mạo hiểm thường đưa ra những mục tiêu mang tính thách thức khá lớn. Mục tiêu mang tính thách thức có nghĩa là nó vượt quá khả năng thông thường của các nhân viên trong doanh nghiệp và đôi khi với một số cá nhân đó là sự liều lĩnh. Tuy nhiên, tác dụng rất lớn của những mục tiêu mang tính thách thức là nó sẽ tạo ra những động lực kích thích và thúc đẩy nhân viên hoạt động hết khả năng của mình- theo một diễn biến tâm lý thông thường (càng bị thách thức càng muốn chứng tỏ bản thân). Đây là điều mà các nhà quản trị mong muốn nhất ở các nhân viên của mình .

Hệ thống thứ bậc mục tiêu

Sơ đồ 6.1. Hệ thống thứ bậc mục tiêu

2. Xây dựng các chính sách

Chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp thủ tục, quy tắc, hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra.

Chính sách phân công trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện chiến lược, tăng cường kiểm soát hoạt động, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân và làm giảm thời gian ra quyết định.

Chính sách là những công cụ thực thi chiến lược, các chính sách đặt ra những phạm vi và quy chế ép buộc và những giới hạn đối với các hành động quản trị có thể thực hiện thưởng phạt cho hành vi cư xử, chúng làm rõ cái gì có thể làm và cái gì không thể làm khi theo đuổi mục tiêu chiến lược. Đây là cơ sở để điều chỉnh hành vi của mọi bộ phận, cá nhân.

Chiến lược

Chính sách

1. Chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu xác định

2. Đề ra phương hướng hành động dài hạn

3. Có trước và tạo cơ sở cho chính sách

4. Định hướng chung

1. Phương thức, đường lối hướng dẫn quá trình ra quyết định thực hiện chương trình hành động đó

2. Quan tâm đến hành động trong thời gian ngắn hạn

3. Là phương tiện để thực hiện các mục tiêu chiến lược

4. Xác định hành động và phương hướng cụ thể cho những hoạt động cụ thể

Để tổ chức thực hiện thành công chiến lược thì cần có những chính sách phù hợp. Một chính sách được coi là phù hợp khi nó tóm tắt và thể hiện các luật lệ thành các chỉ dẫn hành vi mà các chỉ dẫn này giúp tập hợp được mọi thành viên dồn hết tâm sức, hăng say, sáng tạo làm việc để đạt tới mục tiêu chiến lược chung của tổ chức. Ngược lại, một chính sách được coi là không phù hợp khi đưa ra các quy định và luật lệ khiên cưỡng, làm triệt tiêu tính sáng tạo của người thực hiện, biến họ thành những người thừa hành “ngoan ngoãn”, rập khuôn, máy móc. Hậu quả là người lao động sẽ dồn hết nỗ lực và thời gian của họ vào việc tìm cách đối phó với các chính sách chứ không quan tâm đến hiệu quả công việc để đạt tới mục tiêu chung.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược về đặc điểm của thiết lập các mục tiêu hàng năm và xây dựng các chính sách...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 618
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm