Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng

Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng

Kinh tế học công cộng giới thiệu hai cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động của khu vực công: (i) Phương pháp chuẩn tắc, tập trung vào những việc mà Chính phủ nên làm; và (ii) Phương pháp thực chứng, tập trung vào miêu tả và giải thích cả những việc mà Chính phủ làm và hậu quả của việc đó là gì.

Sự phân biệt vừa được trình bày giữa việc phân tích các hậu quả chính sách của Chính phủ và việc đánh giá mong muốn của mỗi chính sách cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng. Phân tích thường thuộc về kinh tế học thực chứng (KTHTC), còn đánh giá là kinh tế học chuẩn tắc (KTHCT) hay kinh tế phúc lợi.

Kinh tế học thực chứng không chỉ liên quan đến phân tích hậu quả chính sách cụ thể mà còn miêu tả các hoạt động của khu vực công cộng và các lực lượng chính trị và kinh tế làm cho các chương trình cụ thể này tồn tại. Khi các nhà kinh tế học vượt ra ngoài các sự phân tích thuần túy của kinh tế học thực chứng, họ sẽ chuyển qua địa hạt của KTH chuẩn tắc. KTH chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá xem các chính sách khác nhau vận hành tốt đến mức nào, và việc xây dựng những chính sách mới cho phù hợp hơn với mục tiêu nhất định.

KTH chuẩn tắc đưa ra những nhận định như: "nếu Chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu dầu lửa một cách ít tốn kém nhất đối với Chính phủ và người tiêu dùng, thì dùng biện pháp đánh thuế nhập dầu tốt hơn biện pháp cấp hạn ngạch”. Hoặc là, "nếu mục tiêu của chương trình nông nghiệp là hỗ trợ các chủ trang trại nghèo hơn, thì hệ thống trợ giá không hay bằng hệ thống chuyển giao thu nhập được xây dựng một cách phù hợp”. Nói cách khác, trong KTH chuẩn tắc, các nhà kinh tế so sánh mức độ đáp ứng mục tiêu mong muốn của các chương trình khác nhau của Chính phủ, và xác định xem những chương trình nào đáp ứng mục tiêu tốt nhất. Ngược lại, KTH thực chứng đưa ra những nhận định như: "Áp dụng hạn ngạch đối với dầu lửa trong những năm 1950 dẫn đến tăng giá nội địa và giảm sút những nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn”. Những nhận định như vậy chỉ đơn giản là miêu tả tác động của chương trình, mà không có đánh giá xem những mục tiêu dự định có đạt được hay không, không có sự đánh giá gì về việc những hậu quả đó là mong muốn hay không.

Khi các nhà kinh tế đưa ra những nhận định này, họ cố gắng không áp đặt tiêu chuẩn hay giá trị của riêng họ. Họ thường chỉ coi mình là người cung cấp sự "trợ giúp về kỹ thuật” cho các nhà hoạch định chính sách, giúp họ đạt tới mục tiêu. Đồng thời, các nhà kinh tế thường có nhận xét về các mục tiêu mà chính khách và các nhà hoạch định chính sách đề ra; đôi khi đưa ra nhận định rằng mục tiêu của họ không phải là mục tiêu thực. Có nhiều công việc chứa đựng sự ngầm ẩn. Các nhà kinh tế có thể dựa vào sự việc là có một chương trình nào đó khác với cái mà lẽ ra phải xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đã định, để lập luận rằng mục tiêu thực phải là khác, và họ suy luận ra những mục tiêu thật của chương trình là gì bằng cách nghiên cứu hậu quả của nó.

Các nhà kinh tế cũng cố gắng xem xét, khi các mục tiêu có mâu thuẫn với nhau, thì mức độ mâu thuẫn đến đâu, nhằm kiến nghị cách giải quyết mâu thuẫn đó. Họ cũng cố gắng làm sáng tỏ những ý nghĩa, tác dụng đầy đủ của hệ thống giá trị; những giá trị nào là cơ bản, những giá trị nào là phát sinh từ những giá trị khác cơ bản hơn. Công việc của họ thường sát công việc của các nhà triết học chính trị.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng về phân tích các hậu quả chính sách của Chính phủ và việc đánh giá mong muốn của mỗi chính sách cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm