Phân loại hàng hóa công cộng
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Phân loại hàng hóa công cộng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân loại hàng hóa công cộng
HHC thuần túy là HHC mang đầy đủ cả hai đặc điểm: không cạnh tranh và không loại trừ trong tiêu dùng. HHC thuần túy khi đã được cung ứng cho một cá nhân thì tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng đều có thể tiêu dùng và hưởng lợi ích từ chúng. Các HHC thuần túy tiêu biểu bao gồm quốc phòng, hệ thống chiếu sáng công cộng, pháo hoa... Ngược lại, HHT thuần tuý là những hàng hóa mà khi một cá nhân đã chi trả chi phí để sở hữu chúng thì ngoài anh ta không một ai khác được tiêu dùng và thụ hưởng lợi ích từ việc tiêu dùng. Nói cách khác, HHT thuần tuý như quần áo, thức ăn, phương tiện đi lại.v.v vừa có tính cạnh tranh vừa có tính loại trừ trong tiêu dùng ở mức cao. Nếu coi HHC và HHT thuần túy là hai thái cực đối lập thì nằm giữa chúng là các hàng hóa được gọi chung là HHC không thuần tuý. Về đặc điểm, HHC không thuần túy là những hàng hóa chỉ mang một trong hai tính chất cơ bản của HHC, hoặc mang cả hai nhưng một tính chất không thể hiện rõ.
Bảng 3.1 Phân loại hàng hóa theo tính chất
Đặc điểm | Tính cạnh tranh | ||
Thấp | Cao | ||
Tính loại trừ | Thấp | HHC thuần tuý: - Quốc phòng - Pháo hoa - Con đường thưa người không thu phí
| Nguồn lực cộng đồng: - Thuỷ sản - Bãi biển công cộng - Con đường đông không thu phí |
Cao | Độc quyền tự nhiên, hàng hóa hội nhóm: - Truyền hình cáp - Con đường thưa người có thu phí | HHT thuần tuý: - Nhà cửa, thực phẩm - Con đường đông có thu phí |
Cách sắp xếp các hàng hóa theo bảng trên đây là cách sắp xếp đơn giản nhất theo phân loại HHC và HHT. Trên thực tế, do số lượng và chủng loại hàng hóa là rất lớn, tính chất loại trừ và cạnh tranh có thể có những mức độ khác nhau đối với các hàng hóa ở cùng một ô trong bảng. Ví dụ, quốc phòng và pháo hoa đều có tính loại trừ cao tuy nhiên pháo hoa có tính loại trừ cao hơn do có thể dễ dàng ngăn cản những người không chịu đóng thuế hưởng lợi từ pháo hoa bằng cách đưa họ đi nơi khác. Tương tự, truyền hình cáp và con đường thưa người có thu phí đều có tính cạnh tranh trong tiêu dùng thấp tuy nhiên con đường có tính cạnh tranh cao hơn do nó có thể bị tắc nghẽn nếu số lượng người đi lại quá đông vượt quá công suất sử dụng. Trong khi đó, việc phát sóng truyền hình cáp phục vụ một thành phố hay một quốc gia cũng không quá ảnh hưởng tới lợi ích của người sử dụng.
Do đó, để nhìn nhận việc phân loại một cách đầy đủ hơn, ta có thể xếp các loại hàng hóa trên một hệ toạ độ với hai chiều biến thiên của tính cạnh tranh và tính loại trừ trong tiêu dùng. (Stiglitz, 1995). Điểm gốc của hệ tọa độ sẽ là HHC thuần tuý trong khi ở thái cực đối lập sẽ là HHT thuần túy. Với trục tung là tính cạnh tranh tăng dần và trục hoành là tính loại trừ tăng dần, khoảng giữa hai thái cực sẽ là các loại HHC không thuần tuý với mức độ khác nhau. Những hàng hóa càng gần điểm gốc thì mức thuần túy công càng lớn. Ngược lại, những hàng hóa càng xa điểm gốc thì mức thuần túy công càng nhỏ. Nói cách khác, mỗi hàng hóa đều được đại diện bởi mức độ cạnh tranh và mức độ loại trừ của mình.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại hàng hóa công cộng về cung ứng cho một cá nhân thì tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng đều có thể tiêu dùng và hưởng lợi ích từ chúng....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân loại hàng hóa công cộng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.