Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm Hàng hóa công

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm Hàng hóa công được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm Hàng hóa công

Xét theo tính chất tiêu dùng, người ta chia thế giới hàng hóa (hay dịch vụ) ra làm hai loại: hàng hóa tư nhân và hàng hóa công. Hàng hóa tư nhân là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu dùng, người ta có thể và cần phải sử dụng riêng. Hàng hóa công là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu dùng, người ta có thể và cần phải tiêu dùng chung.

Một hàng hóa công thuần túy có hai đặc tính:

Thứ nhất, tính không cạnh tranh về phương diện tiêu dùng. Khi hàng hóa có tính chất này, lợi ích giữa những người tiêu dùng không cạnh tranh hay xung đột với nhau. Nếu một người đã sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa thì sự kiện này không ảnh hưởng đến khả năng hay thực tế tiêu dùng hàng hóa của người khác. Ví dụ, ngọn hải đăng là một hàng hóa như vậy. Ở ngoài khơi, khi một con tàu biển nhìn vào ngọn hải đăng (tức là sử dụng ngọn hải đăng) để xác định phương hướng, nó không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngọn hải đăng này của các con tàu khác. Ta nói, ngọn hải đăng là hàng hóa có tính không cạnh tranh về mặt tiêu dùng.

Thứ hai, tính không thể loại trừ về mặt phân phối, tức là người sở hữu hàng hóa, ngay cả khi muốn, cũng không có khả năng hoặc rất tốn kém để loại trừ một người nào đó sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa ấy một khi đã có trên thị trường. Trở lại với ví dụ về ngọn hải đăng, một khi nó đã được lắp đặt trên bờ biển thì mọi con tàu khi đi qua vùng biển có ngọn hải đăng đều có khả năng sử dụng tín hiệu ánh sáng của nó, mà người sở hữu ngọn đèn dù muốn cũng không thể loại trừ một số con tàu ra khỏi lợi ích sử dụng tín hiệu này. Trong trường hợp người sở hữu ngọn đèn muốn thu phí sử dụng tín hiệu của hải đăng, việc thu phí sẽ khó khăn và tốn kém đến mức không thể thực hiện được.

Do những đặc tính nói trên của hàng hóa công mà việc cung cấp nó một cách có hiệu quả thông qua thị trường tư nhân có thể không thực hiện được. Chẳng hạn, khi hàng hóa có tính chất không thể loại trừ, vấn đề "kẻ ăn không" (free rider) sẽ xuất hiện. Một khi mà người sở hữu hàng hóa không có khả năng ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa, thì những kẻ biển lận sẽ có xu hướng sử dụng "ké" hàng hóa của người khác đã bỏ tiền mua mà không muốn trả tiền của mình để mua sắm hàng hóa. Khi nhiều người không muốn trả tiền để mua sắm hàng hóa, thị trường tư nhân sẽ không thể cung cấp được loại hàng hóa này, cho dù nó có quan trọng như thế nào đối với xã hội. Trong trường hợp Chính phủ cho phép một doanh nghiệp cung cấp một hàng hóa công nhất định và thu phí (ví dụ xây một đoạn đường cao tốc), việc thu phí làm tổn thất phúc lợi xã hội khi một phần người có nhu cầu bị loại trừ ra khỏi thị trường. Như vậy, hàng hóa công là một thất bại của thị trường vì thị trường không sẵn sàng cung cấp, hoặc không cung cấp đủ hàng hóa ấy cho nhu cầu xã hội; hoặc nếu tham gia cung cấp thì gây tổn thất phúc lợi xã hội lớn hơn so với giải pháp cung cấp thông qua khu vực công. Do đó, Chính phủ có chức năng khắc phục thất bại thị trường liên quan tới hàng hóa công nhằm giảm bớt tổn thất phúc lợi xã hội.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm Hàng hóa công về những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu dùng, người ta có thể và cần phải tiêu dùng chung....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm Hàng hóa công. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm