Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hai định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi

Hai định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Hai định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi

Hai định lý của Kinh tế học phúc lợi cung cấp cơ sở lý luận cho việc giải thích tại sao trong những điều kiện lý tưởng, cạnh tranh lại dẫn đến hiệu quả; và tại sao trong thực tế, thị trường cạnh tranh không bảo đảm luôn luôn đem lại hiệu quả.

Định lý thứ nhất phát biểu rằng rằng bất cứ điểm Cân bằng cạnh tranh nào cũng dẫn tới sự phân bổ các nguồn lực đạt hiệu quả Pareto. Cân bằng cạnh tranh còn được gọi là Cân bằng Walras với những giả định mang tính lý tưởng của thị trường hàng hóa, trong đó có điều kiện thị trường tự do, không tồn tại độc quyền và thông tin hoàn hảo. Định lý này mang đến thông tin hữu ích vì nó chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả của các thị trường. Với các giả thiết đặt ra, bất cứ điểm cân bằng thị trường nào cũng hiệu quả cũng có nghĩa rằng bất cứ tác nhân nào làm mất cân bằng thị trường đều dẫn đến thiếu hiệu quả. Đối với các thị trường chịu ảnh hưởng bởi ngoại ứng, điểm cân bằng vẫn đạt được nhưng không hiệu quả vì ngoại ứng chưa được phản ánh trong cung cầu. Như vậy, bản thân thị trường không có gì đáng phê phán mà chính là những nhân tố làm mất cân bằng thị trường, hay còn gọi là thất bại thị trường.

Định lý thứ nhất còn được gọi là “Lý thuyết Bàn tay Vô hình” (Invisible Hand Theorem) khi phát biểu tư tưởng chủ đạo rằng thị trường sẽ dẫn đến tối ưu hóa hiệu quả xã hội. Do đó Chính phủ không nên can thiệp vào thị trường mà nên thực hiện chính sách “Để cho thị trường tự điều chỉnh”. Tuy nhiên, các điều kiện giả định nêu trên hiếm khi tồn tại trong thực tế.

Định lý thứ hai phát biểu rằng có thể duy trì bất kỳ sự phân bổ hiệu quả nào bởi sự Cân bằng cạnh tranh. Định lý thứ hai của Kinh tế học phúc lợi chính là định lý đảo của Định lý thứ nhất. Điều này ngầm định là hiệu quả và công bằng là hai khái niệm tách rời và không nhất thiết phải đánh đổi hiệu quả lấy công bằng và ngược lại. Mặc dù nếu như tất cả các điểm cân bằng đều đã hiệu quả, hai định lý trên vẫn không phát biểu gì về sự tồn tại của điểm cân bằng.

Nhưng định lý cơ bản thứ hai nói rằng, nếu chúng ta không thích phân phối thu nhập do thị trường cạnh tranh tạo ra, chúng ta cũng không cần bỏ việc sử dụng cơ chế thị trường cạnh tranh. Tất cả những gì chúng ta cần làm là phân phối lại của cải ban đầu, việc tiếp theo để cho thị trường cạnh tranh giải quyết. Dù là cách phân bổ tương ứng với các điểm E và E’ (xem Hình 2.4), hay là bất kỳ cách phân bổ cuối cùng về các lợi ích nào khác mà mỗi người muốn nhận được, thì vẫn có cách phân bổ nguồn lực ban đầu.

Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi có ý nghĩa nổi bật là mọi cách phân bổ có hiệu quả Pareto đều có thể đạt được bằng cơ chế thị trường phân cấp. Trong một hệ thống phân cấp, quyết định về sản xuất và tiêu dùng (hàng hóa nào được sản xuất ra, sản xuất chúng như thế nào, ai nhận được hàng hóa nào) do vô số hãng và cá nhân thực hiện, và điều đó tạo nên nền kinh tế. Ngược lại, trong cơ chế phân bổ tập trung, tất cả các quyết định này đều được tập trung vào một cơ quan duy nhất, đó là cơ quan kế hoạch trung ương, hay một người duy nhất được coi là nhà lập kế hoạch tập trung. Tất nhiên, không có một nền kinh tế nào lại tập trung hóa hoàn toàn, mặc dù ở Liên Xô và một số nước thuộc khối Đông Âu khác, việc ra quyết định kinh tế được tập trung nhiều hơn so với ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế Tây Âu. Tuy nhiên, sự thúc đẩy mạnh mẽ những cải cách được áp dụng ở Liên Xô trong những năm vừa qua là để tăng cường mức độ phi tập trung.

Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi nói rằng, để phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả với chế độ phân phối thu nhập mong muốn, không cần thiết phải có một người làm kế hoạch ở trung ương, dù có thể quy cho người đó mọi sự thông thái của một nhà lý luận kinh tế hoặc một nhà xã hội không tưởng: các hãng cạnh tranh đang nỗ lực tăng tối đa lợi nhuận của họ có thể thực hiện công việc tốt như các nhà làm kế hoạch trung ương tốt nhất có thể có được. Định lý này, do đó, là luận chứng chủ yếu đối với việc dựa vào cơ chế thị trường. Nói cách khác, nếu các điều kiện được giả định trong định lý kinh tế học phúc lợi thứ hai có hiệu lực, thì việc nghiên cứu về tài chính công cộng có thể giới hạn vào việc phân tích sự phân phối lại của Chính phủ về các nguồn lực một cách thích hợp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Hai định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi về điểm Cân bằng cạnh tranh nào cũng dẫn tới sự phân bổ các nguồn lực đạt hiệu quả Pareto, có thể duy trì bất kỳ sự phân bổ hiệu quả nào bởi sự Cân bằng cạnh tranh....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Hai định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm