Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đo lượng mất trắng

Đo lượng mất trắng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Đo lượng mất trắng

Công cụ đo lường mức độ phi hiệu quả được giới thiệu ở đây là Tam giác Harberger do nhà kinh tế học người Mỹ Arnold Harberger đưa ra trong nghiên cứu của ông vào năm 1954, dùng để đo lượng mất trắng (deadweight loss) hay còn gọi là sự thiếu hiệu quả phân bổ. Những lý do dẫn đến sự mất trắng có thể là: tình trạng độc quyền; ngoại ứng; thuế hoặc trợ cấp; quy định về giá trần, giá sàn, mức lương tối thiểu, hoặc định mức cô-ta (quotas). Những hàng hóa mà tư nhân không sẵn sàng cung cấp (hàng hóa công).

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.6 Thặng dư kinh tế

Cần nhớ lại rằng thặng dư kinh tế (economic surplus) là tổng phúc lợi hoặc còn gọi là Thặng dư Marshallian (đặt theo tên của Alfred Marshall) bao gồm thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất. Thặng dư người tiêu dùng (consumer surplus - CS) đo bằng diện tích dưới đường cầu và trên mức giá thị trường. Đây chính là phần phúc lợi của những người tiêu dùng trong xã hội, bởi vì họ là tập hợp những người sẵn sàng chi trả từ mức giá thị trường cho đến mức giá cao nhất (sát điểm cắt trục tung trên đồ thị). Thặng dư người sản xuất (producer surplus - PS) đo bằng diện tích dưới mức giá thị trường và trên đường cung. Đây chính là phần phúc lợi của những người sản xuất trong xã hội, bởi vì họ là tập hợp những người sẵn sàng bán hàng từ mức giá thị trường cho đến mức giá thấp nhất (sát điểm cắt trục tung trên đồ thị).

Trong trường hợp thị trường cung cầu đạt điểm cân bằng, tổng phúc lợi xã hội do thặng dư người tiêu dùng cộng với thặng dư người sản xuất đạt mức tối ưu. Bất cứ tác động nào làm cho cung cầu không gặp nhau tại điểm cân bằng thì tổng phúc lợi xã hội đều giảm, và phần tổn thất này chia làm hai phần. Phần thiệt hại tương đối (chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không mất hẳn) gồm phần giảm sút thặng dư người tiêu dùng và giảm thặng dư người sản xuất. Phần thiệt hại tuyệt đối (Phần mất trắng: mất hoàn toàn mà không chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác) được lấy làm cơ sở đo mức độ phi hiệu quả của nhân tố tác động dẫn đến mất cân bằng thị trường. Sau đây đơn cử 3 ví dụ về việc đo lường mức độ phi hiệu quả của: thuế, trợ cấp, và độc quyền.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.7 Thuế và phi hiệu quả

(ghi chú: CS trước thuế = a + e + c; PS trước thuế = f + d + b; CS sau thuế = a; PS sau thuế = b

Thuế = e + f; Mất trắng = c + d)

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.8 Trợ cấp và phi hiệu quả

(ghi chú: CS trước trợ cấp = A + B; PS trước trợ cấp = F + G; CS sau trợ cấp = A + B+ F + E; PS sau trợ cấp = B + C + F + G; Chi trợ cấp = B + C + D + E + F; Mất trắng = D)

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.9 Độc quyền và phi hiệu quả

Các nội dung phân tích trên đây khẳng định rằng bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến mất cân bằng cung cầu đều làm giảm hiệu quả. Những nguyên nhân này có thể là: độc quyền; ngoại ứng; thuế hoặc trợ cấp; quy định về giá trần, giá sàn, mức lương tối thiểu, hoặc định mức cô-ta (quotas); hàng hóa công... Những nguyên nhân nêu trên có thể bắt nguồn từ sự khiếm khuyết của cơ chế thị trường, hoặc có thể bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính phủ. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu Chính phủ can thiệp thì tất yếu dẫn đến phi hiệu quả, thì tại sao sự can thiệp ấy vẫn cần thiết và có lợi cho xã hội?

Hiệu quả tổng thể và nguyên tắc đền bù

Cần thiết phải nhắc lại rằng Kinh tế học công cộng dựa trên nền tảng cơ bản về phân tích chuẩn tắc. Lý do chính của cơ sở phân tích này là nhiều vấn đề lớn mang tính nguyên lý áp dụng cho các quốc gia có thể diễn ra trong giai đoạn rất dài, tính khác biệt của các quốc gia trên thế giới rất lớn và nhiều trường hợp tuy xác suất rất nhỏ nhưng đã thực sự xảy ra. Với bối cảnh như vậy, các nghiên cứu thực chứng là rất khó thực hiện. Nhiều nghiên cứu thực chứng đã được thực hiện nhằm cung cấp các minh chứng định lượng liên quan tới khu vực công cộng thường đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể, đã có nhiều quan sát (observations) trong thời gian dài hoặc tần suất xuất hiện tương đối lớn.

Có thể đưa ra một vài ví dụ về thách thức của việc nghiên cứu thực chứng cho vấn đề hiệu quả của khu vực công cộng như sau: Lý thuyết về khế ước xã hội đã chỉ ra rằng một xã hội dân chủ mà chính quyền là "của dân, do dân, vì dân" sẽ đảm bảo xã hội phát triển nhanh, ổn định và hạnh phúc hơn so với một xã hội vô Chính phủ. Tuy nhiên, khó có minh chứng thực tiễn nào về một số xã hội "vô Chính phủ" phù hợp để làm nhóm đối chứng so sánh với nhóm nước dân chủ và văn minh. Một số nước ở Châu Phi trong quá trình nội chiến có thể được coi là tình trạng vô Chính phủ tạm thời. Tuy nhiên, trong tình trạng ấy, việc thu thập các số liệu về kinh tế, xã hội là vô vọng. Hơn nữa, hoạt động bình thường của nền kinh tế không tồn tại thì các chỉ số kinh tế là ít có giá trị phân tích.

Bản thân sự tồn tại và hoạt động của Chính phủ cũng là một chủ đề nghiên cứu lớn liên quan tới hiệu quả. Quy mô Chính phủ, cách thức tổ chức và cách thức vận hành của các Chính phủ khác nhau đã dẫn đến những tác động về hiệu quả ảnh hưởng của Chính phủ đối với nền kinh tế khác nhau. Đó là chưa nói đến sự phức tạp của từng nhiệm kỳ Chính phủ với những thay đổi chính sách phức tạp trong từng nhiệm kỳ và giữa các nhiệm kỳ của những người đứng đầu Chính phủ khác nhau. Sự phức tạp ấy là thách thức cho các nhà nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là các nghiên cứu mang tính định lượng để có thể chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực và mức độ tác động đến hiệu quả ra sao.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đo lượng mất trắng về  sự thiếu hiệu quả phân bổ. Những lý do dẫn đến sự mất trắng có thể là: tình trạng độc quyền; ngoại ứng; thuế hoặc trợ cấp; quy định về giá trần, giá sàn, mức lương tối thiểu, hoặc định mức cô-ta (quotas). Những hàng hóa mà tư nhân không sẵn sàng cung cấp (hàng hóa công)....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Đo lượng mất trắng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm