Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách xác định đường tổng cầu và mức cân bằng hiệu quả

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Cách xác định đường tổng cầu và mức cân bằng hiệu quả được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cách xác định đường tổng cầu và mức cân bằng hiệu quả

Xác định đường tổng cầu HHC

Sau khi xây dựng được đường cầu của tất cả các cá nhân trong xã hội, ta tiến thành xác định đường tổng cầu HHC bằng cách cộng tất cả các đường cầu cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp cộng có sự khác biệt cơ bản so với HHT. Do HHT có giá thị trường và các cá nhân tiêu dùng các đơn vị hàng hóa khác nhau, để tìm đường tổng cầu HHT, ta cộng khoảng cách theo chiều ngang từ các đường cầu cá nhân đến trục tung tại mọi mức giá. Đây gọi là nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân của HHT. Đối với HHC, các cá nhân đóng góp các mức giá thuế khác nhau và tiêu dùng một đơn vị hàng hóa duy nhất, để tìm đường tổng cầu HHC, ta cộng khoảng cách theo chiều dọc từ các đường cầu cá nhân đến trục hoành tại mọi mức sản lượng. Đây được gọi là nguyên tắc cộng dọc các đường cầu cá nhân của HHC. Điểm khác biệt cơ bản giữa đường cầu tổng hợp HHT và HHC là do việc lợi ích biên của các cá nhân nhận được từ đơn vị HHC là khác nhau tương ứng với các mức giá thuế sẵn sàng chi trả khác nhau. Vì thế lợi ích biên xã hội (thể hiện qua đường cầu tổng hợp) là tổng lợi ích biên (giá thuế) của các cá nhân trong xã hội.

Tại mọi điểm trên đường cầu tổng hợp, tổng mức sẵn sàng chi trả bằng tổng tỉ suất chuyển đổi biên giữa HHC và HHT của tất cả các cá nhân trong xã hội (coi giá HHT p=1 để đơn giản hóa đẳng thức):

TG=tA+tB= MRSAGX+MRSBGX (3)

Lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 3.3 Xác định đường tổng cầu HHC và điểm cân bằng

Mức cân bằng hiệu quả trong cung ứng HHC

Tương tự như HHT, điểm cân bằng hiệu quả trong cung ứng HHC được xác định tại điểm E mà đường cung cắt với đường cầu tổng hợp của toàn xã hội. Theo đẳng thức (3) ở phía trên, đường cầu tổng hợp HHC thể hiện tổng các tỉ suất thay thế biên giữa HHT và HHC của các cá nhân trong xã hội. Trong khi đó, đường cung HHC lại thể hiện chi phí biên mà xã hội bỏ ra để sản xuất một đơn vị HHC. Hay nói cách khác, trong một thị trường chỉ có HHT và HHC, đường cung HHC cho chúng ta biết về tỉ suất chuyển đổi biên của HHC cho HHT. Như vậy, tại điểm cân bằng E của thị trường HHC:

MRTGX=MRSAGX+MRSBGX (4)

Như vậy, mức cung ứng hiệu quả HHC chỉ có thể đạt được nếu tỉ suất chuyển đổi biên bằng tổng tỉ suất thay thế biên của tất cả các cá nhân sử dụng HHC. Hay nói cách khác, tổng lợi ích biên mà các cá nhân thụ hưởng được từ đơn vị HHC cuối cùng phải đúng bằng chi phí biên đối với xã hội cho việc cung cấp chúng.

Khác với thị trường HHT khi mà thị trường cạnh tranh sẽ cung cấp hàng hóa tại mức cân bằng hiệu quả nhờ "bàn tay vô hình", thị trường HHC không phải lúc nào cũng đạt được mức cân bằng hiệu quả. Điều này xảy ra do việc sản lượng cung ứng HHC thường được quyết định bằng lựa chọn công cộng - các cá nhân phải cùng đồng một mức HHC được cung ứng. Tuy nhiên, quá trình đó có rất nhiều hạn chế nên không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cao nhất cho phúc lợi xã hội. Vấn đề về Lựa chọn công cộng sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở các phần sau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cách xác định đường tổng cầu và mức cân bằng hiệu quả về các cá nhân đóng góp các mức giá thuế khác nhau và tiêu dùng một đơn vị hàng hóa duy nhất, để tìm đường tổng cầu HHC, ta cộng khoảng cách theo chiều dọc từ các đường cầu cá nhân đến trục hoành tại mọi mức sản lượng....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Cách xác định đường tổng cầu và mức cân bằng hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm