Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng

Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng

Hai cách tiếp cận thực chứng và chuẩn tắc này bổ trợ cho nhau. Để đánh giá về việc Chính phủ nên thực hiện những hoạt động gì, cần phải hiểu hậu quả của các hoạt động khác nhau của Chính phủ. Cần phải miêu tả một cách chính xác điều gì xảy ra nếu Chính phủ áp dụng loại thuế này hay loại thuế khác, hoặc hỗ trợ cho ngành này hay ngành kia.

Giả sử Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế đối với thuốc lá, KTH thực chứng sẽ tìm các câu trả lời cho vấn đề: (i) Giá thuốc lá sẽ tăng bao nhiêu? (ii) Việc đó sẽ ảnh hưởng đến cầu thuốc lá như thế nào? (iii) Những người thu nhập thấp có bỏ ra nhiều tiền hơn để hút thuốc so với người thu nhập cao không? (iv) Hậu quả của thuế lợi tức đối với ngành công nghiệp thuốc lá như thế nào? (v) Những ảnh hưởng của thuế thuốc lá đối với giá thuốc lá và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá sẽ là gì? (vi) Hậu quả của việc giảm hút thuốc đối với tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi và đau tim sẽ như thế nào? (vii) Phần chi tiêu cho y tế trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ sẽ là bao nhiêu?

Tuổi thọ tăng nhờ giảm hút thuốc lá có tác dụng gì đối với hệ thống bảo hiểm xã hội?

Mặt khác, KTH chuẩn tắc liên quan đến sự đánh giá những hậu quả khác nhau và đi đến đánh giá mức độ mong muốn của cách thức và phương pháp tác động. Các vấn đề đặt ra trong ví dụ này là: (i) Nếu mục tiêu là giảm số người và lượng tiêu thụ thuốc lá, thì loại thuế nào thích hợp hơn? (ii) Nếu quan tâm chủ yếu của chúng ta là làm giảm chi tiêu cho y tế phát sinh từ hút thuốc lá ngoài biện pháp tăng thuế có giải pháp nào khác thích hợp hơn?

Ví dụ thứ hai, hãy giả định Chính phủ đang cân nhắc áp dụng tiền phạt đối với hãng sản xuất thép gây ra ô nhiễm, để họ ít gây ô nhiễm hơn, hoặc là trợ cấp cho họ mua thiết bị làm giảm ô nhiễm nhằm khuyến khích họ làm sạch môi trường, KTH thực chứng giải quyết những vấn đề sau: (i) Các mức phạt khác nhau sẽ làm giảm được bao nhiêu ô nhiễm (hay trợ cấp)? (ii) Việc phạt sẽ làm tăng giá thép bao nhiêu? (iii) Mức tăng giá làm giảm bao nhiêu khối lượng cầu đối với thép?

Còn KTH chuẩn tắc lại quan tâm đến việc đánh giá những tác động khác nhau:

Nếu quan tâm chủ yếu của chính sách là người nghèo thì hệ thống thuế hay trợ cấp là tốt hơn? (ii) Liệu mức phạt làm giảm nhu cầu thép và số lượng việc làm trong ngành thép thì có đưa đến tác động tồi tệ hơn đến người nghèo và công nhân ngành thép hay không? (iii) Nếu để đảm bảo tối đa hóa thu nhập quốc dân, thì hệ thống thuế hay trợ cấp sẽ thích hợp hơn?

Đây là những ví dụ điển hình về nhiều tình huống mà chúng ta vẫn gặp trong phân tích chính sách kinh tế: sẽ có một số người được lợi (những người bây giờ có thể hít thở không khí trong lành hơn) và một số người bị thiệt (người tiêu dùng phải mua giá cao, người sản xuất nhận ít lãi hơn, công nhân mất việc). KTH chuẩn tắc quan tâm đến việc đề ra cách suy luận có hệ thống, theo đó chúng ta có thể so sánh cái được của những người được lợi và cái mất của những người bị thiệt, để đi đến một cách đánh giá chung, có tính tổng thể, đa chiều và toàn diện hơn.

Sự khác nhau giữa KTH chuẩn tắc và KTH thực chứng không chỉ ở những thảo luận về thay đổi chính sách cụ thể, mà còn ở những điểm thảo luận quá trình chính trị. Ví dụ những quan điểm bất đồng về những vấn đề nào chỉ cần đa số quá bán thông qua? Vấn đề nào phải được đa số 2/3 phiếu thông qua? Có cần hạn chế đóng góp của tư nhân cho các cuộc vận động chính trị? Có cấm tặng quà miễn phí trong các cuộc vận động chính trị? Có quá trình chính trị nào đó có khả năng đạt được kết quả công bằng hoặc hữu hiệu hơn những quá trình đang áp dụng hay không?

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng về việc đề ra cách suy luận có hệ thống, theo đó chúng ta có thể so sánh cái được của những người được lợi và cái mất của những người bị thiệt, để đi đến một cách đánh giá chung, có tính tổng thể, đa chiều và toàn diện hơn....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực chứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm