Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại hội họp

Phân loại hội họp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Căn cứ vào tính chất và mục đích của hội họp

Hội họp để phát triển: thông qua hội họp để phổ biến cho mọi người chủ trương, chính sách, đường lối, các chương trình kế hoạch hành động nhằm nâng cao trình độ nhận thức và tạo tiền đề cho việc thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách đó.

Hội họp để trao đổi thông tin: Quản trị viên các cấp hoặc cùng cấp tham dự để trao đổi tin tức, tình hình hoạt động của các bộ phận, đơn vị trong tổ chức.

Hội họp mở rộng dân chủ: tạo điều kiện cho mọi người phát biểu ý kiến về các chủ trương, chính sách mới, cách thức tiến hành nhằm giúp lãnh đạo có thông tin cao và hành động thống nhất trước khi triển khai.

Hội họp bàn bạc giải quyết vấn đề:

Tập thể thảo luận một hoặc một số vấn đề cụ thể để đi đến nhất trí ra quyết định tập thể (ví dụ xem xét kỷ luật hoặc lên lương một cán bộ, bàn bạc thảo luận cách tháo gỡ khó khăn vướng mắc đang cản trở công tác nhằm tìm ra giải pháp)

Tập thể thảo luận một hoặc một số vấn đề cụ thể nhưng không quyết định mà là thủ trưởng căn cứ vào đó để đưa ra quyết định.

Căn cứ vào các khâu của quá trình quản lý

Hội họp bàn bạc ra quyết định: là cuộc họp nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất, hợp lý nhất cho những vấn đề cần giải quyết trong tổ chức.

Hội họp phổ biến triển khai: quyết định ban hành cần được phổ biến, tổ chức thực hiện. Loại hội họp này nhằm phổ biến, quán triệt tư tưởng, quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp đã trình bày trong quyết định đến các đối tượng (tùy phạm vi và nội dung của quyết định). Mặt khác qua cuộc họp để bàn bạc, xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp thực hiện các quyết định.

Hội họp kiểm tra đôn đốc: trong quá trình triển khai quyết định có thể xảy ra các tình huống: các đơn vị triển khai thực hiện tốt, có nhiều sáng kiến, biện pháp sáng tạo, thực hiện tốt các quyết định, ngược lại có đơn vị thực hiện chưa tốt các quyết định do hiểu chưa đúng tinh thần, nội dung hoặc chưa tích cực sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

Hội họp kiểm tra đôn đốc thường được tổ chức trên cơ sở đã có sự theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quyết định của cán bộ, bộ phận có thẩm quyền. Vì vậy, khi tổ chức hội họp này thường bao gồm các nội dung sau:

Nghe báo cáo về kết quả thực hiện quyết định của các đơn vị (thể hiện qua số liệu thống kê tình hình)

Trao đổi những kinh nghiệm hay cách làm tốt, các điển hình tiên tiến.

Chấn chỉnh, uốn nắn các lệch lạc để đảm bảo cho quyết định được thực hiện tốt

Hội họp sơ kết, tổng kết: mỗi quyết định, chương trình kế hoạch đều có mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng và thời gian cụ thể. Vì vậy, cần tổ chức hội họp sơ kết để đánh giá việc thực hiện quyết định, trao đổi kinh nghiệm hay uốn nắn các lệch lạc để tiếp tục thực hiện quyết định tốt hơn ở các giai đoạn sau.

Kết thúc thời gian thực hiện quyết định, chương trình, kế hoạch cần tổ chức hội họp tổng kết để đánh giá kết quả, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích cao, rút ra bài học kinh nghiệm, lý do thành công hay thất bại làm cơ sở cho việc ra các quyết định.

Căn cứ vào hình thức tổ chức

Hội họp không chính thức: do yêu cầu bí mật hoặc những lý do tế nhị các bên gặp nhau, bàn bạc nhưng không muốn để cho nhiều người biết, hội họp được tổ chức nhưng không chính thức công bố. Cũng có khi một tổ chức muốn họp nội bộ để bàn riêng một số vấn đề gọi là hội họp kín.

Hội họp chính thức, công khai: đây là những hội họp do các đơn vị, những người có trách nhiệm đứng ra tổ chức. Hội họp này được tổ chức một cách công khai theo đúng chương trình, kế hoạch, đúng thành phần.

Căn cứ vào phương pháp tổ chức

Phương pháp truyền thống: mời đại biểu họp tại các phòng họp hoặc trên hội trường.

Hội họp theo phương pháp sử dụng điện thoại, máy vi tính : các cuộc họp trực tuyến dưới dạng âm thanh hoặc cả âm thanh và hình ảnh giúp kết nối nhanh nhất đến các thành viên trong cuộc họp khi họ không thể có mặt để tham dự cuộc họp. Ví dụ: Họp trực tuyến qua Skype...

Hội họp theo phương pháp sử dụng cáp quang như cầu truyền hình hội nghị từ xa (video conference). Hội nghị từ xa là các cuộc họp mà các thành viên vẫn ở tại địa điểm của mình, không phải đi xa. Theo dõi các bài thuyết trình qua phương tiện nghe nhìn tại phòng họp.

Nhìn chung hội họp theo phương pháp sử dụng điện thoại, máy vi tính và hội họp theo phương pháp sử dụng cáp quang đều xuất phát từ nền tảng công nghệ số, do đó sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: giảm bớt chi phí di chuyển, thời gian di chuyển, tiết kiệm công sức.

Nhược điểm: Người trình bày chỉ thấy những người đang họp ở trong phòng mình, cũng như người tham dự chỉ thấy người trình bày trên màn hình và những người xung quanh

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại hội họp về căn cứ vào phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức, các khâu của quá trình quản lý và căn cứ vào tính chất và mục đích của hội họp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân loại hội họp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm