Phân loại tài khoản

VnDoc xin giới thiệu bài Phân loại tài khoản được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau người ta có nhiều cách phân loại tài khoản. Dưới đây là 3 cách phân loại chủ yếu:

1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế

Cách phân loại này được thực hiện dựa vào nội dung kinh tế phản ánh trong tài khoản.Theo đó, tài khoản kế toán được chia thành 3 loại: Tài khoản tài sản, tài khoản nguồn vốn và tài khoản trung gian (còn gọi là tài khoản quản lý - dùng để phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh).

Tài khoản tài sản: Là những tài khoản phản ánh toàn bộ các loại tài sản của đơn vị, bao gồm cả tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn.

 Tài khoản nguồn vốn: Là những tài khoản phản ánh toàn bộ các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản của đơn vị, bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Tài khoản trung gian: Là những tài khoản phản ánh quá trình cán xuất kinh doanh của đơn vị như: phản ánh chi phí, doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinh doanh.

2. Phân loại tài khoản theo công dụng

Dựa vào công dụng, các tài khoản kế toán có thể chia thành 3 loại: tài khoản chủ yếu, tài khoản điều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ.

Loại tài khoản chủ yếu: phản ánh sự biến động của các đối tượng chủ yếu của kế toán như phản ánh giá trị tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Loại tài khoản điều chỉnh: Một số đối tượng ghi chép của kế toán phải được phản ánh trên báo cáo tài chính theo nguyên tắc giá gốc, tuy nhiên do quá trình sử dụng sản xuất kinh doanh đối tượng đó đã có sự biến đổi, vì vậy các đối tượng này cần được điều chỉnh lại để cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản tại thời điểm báo cáo. Loại tài khoản điều chỉnh có 2 nhóm: nhóm các tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị tài sản (Hao mòn TSCĐ, các tài khoản dự phòng); nhóm các tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị tài sản (Chênh lệch đánh giá lại tài sản, Chênh lệch tỉ giá ngoại tệ).

Loại tài khoản nghiệp vụ: Để đáp ứng được yêu cầu tập hợp và tính toán có tính chất nghiệp vụ nhằm báo cáo thông tin cần thiết theo yêu cầu quản lý như chỉ tiêu giá thành sản phẩm, tổng doanh thu và thu nhập khác,... cho đến kết quả kinh doanh, kế toán cần có nhóm tài khoản nghiệp vụ đề thực hiện các yêu cầu trên. Loại tài khoản này có các nhóm sau:

  • Nhóm tài khoản phân phối: gồm những tài khoản dùng để tập hợp chi phí cho cùng một mục đích, từ đó tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu phí như các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, ...
  • Nhóm tài khoản tính giá thành: gồm những tài khoản tổng hợp chi phí để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhóm tài khoản kết quả hoạt động: gồm những tài khoản tổng hợp doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

3. Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với các báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, các tài khoản kế toán được phân thành 2 loại:

  • Các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán.
  • Các tài khoản thuộc bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại tài khoản về đặc điểm và cách phân loại của tài khoản theo nội dung kinh tế, tài khoản theo công dụng và tài khoản theo mối quan hệ với các báo cáo tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân loại tài khoản. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 51
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm