Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích câu tục ngữ sau: "Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho"

Những bài văn mẫu hay lớp 7

Văn mẫu lớp 7: Phân tích câu tục ngữ sau: "Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho" gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Đề bài: Phân tích câu tục ngữ sau: "Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho"

Bài làm

Tục ngữ Việt Nam là một kho tàng quý giá cất giữ niềm tin, nhận thức, tư tưởng, phản ánh xã hội xưa và nay của nhân dân ta. Có thể nói tục ngữ là túi khôn, là tri thức bách khoa dân gian của dân tộc. Đề tài của tục ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng nói về các hiện tượng tự nhiên, quan hệ giữa con người và thiện nhiên, nói về đời sống vật chất, tinh thần, về các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội… nhưng nổi bật hơn cả là đề tài lao động với cặp chủ đề công lao - hưởng thụ trong câu tục ngữ sau: "Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho"

Câu tục ngữ phản ánh một bài học thâm túy của người xưa: Có làm thì mới có ăn,thành công dựa trên sức lực của bản thân mới bền vững, vậy nên ta phải luôn cố gắng nỗ lực, sẽ không có ai phục vụ bạn vô điều kiện cả.

Nếu như chăm chỉ, cần cù thì bản thân sẽ nhận được thành quả xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Một ví dụ đơn giản trong môi trường học đường đó chính là những bạn học sinh giỏi. Có phải là tự nhiên mà họ học giỏi hay là họ phải cố gắng học tập ngày đêm ở nhà lẫn ở trường để được như thế? Trên đời đúng là có những người khi sinh ra đã rất thông minh nhưng nếu như họ không cố gắng tích lũy thêm kiến thức thì làm sao có thể trở thành giỏi được.

Nhờ những liên tưởng đồng thời gắn với những hình ảnh quen thuộc đã làm cho những triết lí khô khan, những tư tưởng đạo đức trở nên dễ hiểu, đơn giản nhưng chắt lọc, thấm nhuần vào tư tưởng người Việt Nam như câu tục ngữ đã nhắc nhở, giáo dục cho bản thân mỗi người nên siêng năng, cần cù lao động và sự công bằng trong việc phân phối thành quả lao động. Còn những kẻ lười nhát, không siêng làm việc thì sẽ chẳng bao giờ có của cải, vật chất, mãi mãi không thể giàu có.

Để có được thành quả “xứng đáng, bản thân mỗi người phải biết tự lao động, cố gắng, phải biết nắm bắt những cơ hội, điều kiện đến với mình. Điều kiện và cơ hội chỉ là một phần nhỏ trong thành quả, quan trọng là ở bản thân mỗi người phải làm thế nào. Người biết lao động thì sẽ thành công còn những người lười biếng thì sẽ bị gạt bỏ khỏi xã hội này. Trên mỗi bước đường thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm