Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hồi bốn vở kịch "Bắc Sơn"

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Phân tích hồi bốn vở kịch "Bắc Sơn" được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích hồi bốn vở kịch "Bắc Sơn"

Chủ đề cách mạng in đậm trong vở kịch "Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng. Xung đột kịch thể hiện tập trung trong hồi 4 đã dựng nên một hình tượng bi tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn quần chúng được giác ngộ trong đấu tranh, trong mất mát đau thương đã đứng hẳn về phía cách mạng.

Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch "Bắc Sơn":

"Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. Sự việc diễn ra, xung đột kịch nổ ra tại nhà vợ chổng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu.

Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: "Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian". Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: "đừng bắn", vì anh tin rằng Thơm mang "dòng máu cụ Phương", đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói như thề: "Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? ... Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu". Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui. Tiếng chân đi, tiếng gậy lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: "Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại".

Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che giấu, bảo hộ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sợ thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng.

Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thợm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cẩm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: "anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng". Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cừu phẩm. Hắn tự than thân: "Chỉ mình là đen, không có danh phận gì, lép vế trong làng quá!". Ông Thái đối với Thơm là một người rất tốt: "bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng", "cả vùng này, có ai ghét ông ấy đâu!". Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: "mật thám cho Tây đấy", lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là "hai cái thằng tướng cướp ... Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng" ... Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để đươc thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao một chuyến "thế mới thích".

Trong lúc ông Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ Ngọc. Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn đếm tiển, hay tính toán, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: "Chắc là nó còn ở đấy, ... nhất định là nó còn ở đấy! ..."Thơm nhìn trộm chồng, vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo dấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng, tình cảm lúc thì nhắc chồng: "Mai thì ở nhà mà ngũ cho nó lạị sức", lúc thì giục giã: "Thế nào có đi không". Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì Thơm thở dài, khoan khoái nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: "May thế!". Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch – tính kịch của một tâm trạng bi kịch.

Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tày hơn 60 năm về trước. Vuợt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử. Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch "Bắc Sơn " vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.

Cũng cần nhắc lại, nghe lại lời của Thơm vạch mặt Ngọc trước khi chị bị tên Việt gian này bắn:

... "Thôi, đến lúc này tôi cũng chẳng cần úp mở làm gì nữa. Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mẹ tôi dở người. Anh giấu ai, chứ giấu tôi thế nào được? Ba tháng nay, tôi ăn chung, ở chung với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào! Anh giết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu người, anh tưởng tôi không biết nhục à? Vợ một thằng chó săn! ( ...) Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích! Mở mắt ra: Nó sai như con chó, nó khinh như con chó, mà không biết đời à? ... Các ông đồng chí đâu! Bắt lấy nó! Nó đây rồi! Bắt cả tôi nữa, mà báo thù cho các đồng chí Bắc Sơn. Nó đây rồi, đừng thương nó!".

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Phân tích hồi bốn vở kịch "Bắc Sơn". Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về câu chuyện Ngọn gió và cây sồi

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm