Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích Những đứa con trong gia đình hay và Chất

Phân tích Những đứa con trong gia đình hay nhất

Phân tích Những đứa con trong gia đình hay và Chất là tài liệu được đội ngũ giáo viên của VnDoc biên soạn chi tiết, cụ thể để các em học sinh lớp 12 hiểu, nắm rõ nội dung từng phần của bài và có bài làm mẫu để các em tham khảo, mở rộng vốn từ, các viết văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: 2k2 quyết tâm đỗ đại học Tài liệu học tập lớp 12.

Phân tích Những đứa con trong gia đình gồm dàn ý chi tiết nội dung của truyện ngắn. Từ dàn ý này, các em học sinh có thể xử lí được những dạng đề bài khác nhau từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn 1 bài văn mẫu từ dàn ý chi tiết làm tài liệu để các em học sinh tham khảo. Điểm khác biệt của tài liệu này là vừa giúp các em hiểu toàn diện về văn bản, lại có thể giúp các em hình thành bài làm ở các dạng đề khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình.

2. Thân bài

a. Nhân vật chị Chiến

Cô gái khỏe mạnh về thể chất, vóc dáng, người sinh ra để xốc vác, chịu đựng, để chiến đấu và chiến thắng: “hai bàn tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng; thân người to và chắc nịch.”

Cô gái đảm đang, tháo vát, biết lo toan, chu đáo công việc gia đình, mang phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

  • Cha mẹ bị giặc giết phải thay mẹ nuôi các em.
  • Tính toán, thu xếp gọn gàng: “Thằng Út sang với chú Năm, nhà cho các anh xã mượn mở trường học, ruộng trao lại cho chi bộ cho người khác mần, hai công mía để giành đám giỗ má, bàn thờ gởi sang chú Năm.”

Cô gái chăm chỉ, cần mẫn, kiên trì, kiên nhẫn, gan lì, dũng cảm, có ý chí quyết tâm giết giặc và có lòng căm thù giặc sâu sắc.

  • Bỏ ăn tập đánh vần cuốn sổ gia đình từ trưa cho đến chạng vạng.
  • Quyết tâm xung phong đi tòng quân đánh giặc để trả thù cho bố mẹ, suy nghĩ rất nghiêm túc: “Nếu giặc còn thì tao mất.”

Cô gái mới lớn, trẻ trung ,yêu đời, người chị biết nhường nhịn em.

  • Trẻ trung thích làm duyên, lúc nào trong túi cũng có cái gương
  • Lo lắng, yêu thương và lúc nào cũng nhường nhịn em tất cả, không muốn em phải sớm bước vào cuộc chiến đấu gian khổ và nguy hiểm.

→ Chị Chiến là sự tiếp nối người mẹ: thừa hưởng của má vóc dáng hình hài và cả phẩm chất tâm hồn; là thế hệ tiếp nối truyền thống gia đình, khúc sông sâu trong dòng chảy truyền thống gia đình biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

b. Nhân vật Việt

Khi ở nhà, Việt là cậu bé ở tuổi mới lớn, vô tư, hiếu động: Suốt ngày mải mê bắt ếch, bắt chim… lúc nào cũng có cái ná thun trong người; hiếu thắng, lúc nào cũng tranh hơn với chị từ việc bắt ếch đến vết đạn bắn thằng Mỹ trên sông Định Thủy.

Khi chuẩn bị nhập ngũ, thành người lính, Việt vẫn vô tư, hồn nhiên như trẻ con: Nghe chị Chiến sắp xếp, lo toan thì lăn kềnh ra ván cười khì; vào bộ đội, cầm cây súng đánh giặc Việt vẫn mang theo người cây ná thun; khi bị thương trên chiến trường lại sợ ma: con ma cụt đầu trên cây, thằng chỏng thụt lưỡi ngoài vòm sông…

Có suy nghĩ rất nghiêm túc về kẻ thù, về cuộc chiến đấu chống Mỹ, quyết tâm giết giặc và có lòng căm thù giặc sâu sắc: Cha mẹ bị giặc giết hại, sống dưới sự đùm bọc của chú Năm, chị Chiến; hăng hái xung phong vào bộ đội, giết giặc trả thù cho gia đình; lòng căm thù giặc sâu sắc - mối thù thằng Mỹ có thể rờ giấy được, vì nó đang đè nặng lên vai.

Là người chiến sĩ quả cảm, gan góc, kiên cường, luôn chủ động tìm giặc mà tấn công.

  • Bị thương ở mắt và ngất đi khi leo lên một chiếc xe bọc thép, dùng pháo thủ tiêu diệt nó.
  • Bị thương hai tay đau đớn, mắt không nhìn thấy nhưng vẫn quyết sống chết với kẻ thù: “Mày đổ quân thì súng tao còn đạn; trên trời có mày, dưới đất có mày, khu rừng này có mình tao. Mày bắn được tao thì tao cũng bắn được mày.”
  • Vui sướng khi nghe tiếng súng của đồng đội, bị thương nặng nhưng vẫn cố bò và muốn tham gia vào trận đánh.

Con người có tình cảm sâu nặng với gia đình, mẹ, chị, chù Năm, đồng đội: “Chuẩn bị đi tòng quân, nấu mâm cơm cúng má; bị thương nhiều lần tỉnh, nhiều lần ngất đi, nhớ lại những kí ức về mẹ, chị Chiến, chú Năm, đồng đội anh Tánh không nguôi trong tâm trí Việt.”

→ Việt là thế hệ tiếp nối truyền thống gia đình, ở Việt có sự thống nhất của con người bình thường với những phẩm chất phi thường, hình tượng nhân vật tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam thời chống Mỹ.

c. Thế hệ đi trước

• Má Việt - hiện thân cho truyền thống gia đình.

Người phụ nữ khỏe khoắn về thể chất và kiên cường mạnh mẽ về tinh thần, đủ sức chống chọi với gian nguy, khó nhọc.

Người phụ nữ tần tảo, đảm đang, tháo vát, suốt đời hi sinh vì chồng con

Người phụ nữ giàu nghị lực, chịu đựng, bản lĩnh cứng cỏi, kiên cường, nén đau thương để sống nuôi dạy đàn con và chiến đấu: chồng bị giặc giết, bản thân phải nuôi đàn con bốn đứa: chị Chiến, Việt, Út em, chị Hai.

Người phụ nữ gan góc, dũng cảm, yêu thương chồng con và căm thù giặc sâu sắc: một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng – Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng xách đầu mà đòi… một tay bồng em mày, một tay cắp rổ.

→ Má Việt biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, hiện thân cho truyền thống gia đình, cuộc đời quá nhiều đau thương, khốc liệt mà rất đỗi kiên cường, bất khuất, hết sức đau thương mà cao cả.

• Chú Năm - kết tinh truyền thống gia đình:

Nghề nghiệp: làm nghề chèo mướn, người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm thủy chung.

Người nông dân từng trải: đi đây đi đó nhiều và ham sông ham bến.

Tác giả cuốn sổ gia đình ghi lại tội ác của Mỹ, những chiến công của gia đình hay kể cho Việt và Chiến nghe về những câu chuyện của gia đình.

Lời nói giản dị, mộc mạc nhưng sâu xa, có tính triết lí - triết lí cuộc đời.

Người yêu chuộng đạo nghĩa, đề cao tinh thần trọng tình nhà, vẹn tình nước.

→ Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng chảy truyền thống gia đình, nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung, son sắc với cách mạng của gia đình Nam Bộ.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Phân tích Những đứa con trong gia đình hay và Chất. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu 12 chuyên sâu

    Xem thêm