Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim" được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

1. Khái quát về tác giả Viễn Phương

Viễn Phương (1928 - 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang.

Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, Viễn Phương hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước

Năm 1952, trường ca “Chiến thắng Hòa Bình” của ông được giải nhì khi Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.

Tác phẩm tiêu biểu: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…

Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng.

2. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

3. Bố cục

Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

4. Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động xuất sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác

5. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.

Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thể hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim". Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: So sánh ước nguyện của Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của Viễn Phương trong Viếng lăng Bác

Đánh giá bài viết
5 17.701
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm