Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thần hàng hóa.

Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.

– Lao động cụ thể

+ Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.

Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.

+ Đặc trưng của lao động cụ thể:

* Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.

* Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.

* Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào.

* Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học – công nghệ ở mỗi thời đại.

* Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người.

– Lao động trừu tượng

+ Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.

Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.

+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:

* Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.

* Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.

Chú ý: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa có mâu thuẫn với nhau, đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn biểu hiện ở chỗ sản phẩm của người sản xuất hàng hóa riêng biệt có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội hoặc hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa với các khái niệm, đặc điểm của các mâu thuẫn từ công thức chung của tư bản...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm