Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1

Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1 được soạn để hỗ trợ các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 7, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 2 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”.

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)

b. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

c. Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên.(0,5 điểm)

d. Theo em, câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ" có sử dụng biện pháp tu từ so sánh không? (0,5 điểm)

Câu 2: Trong câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó? (3 điểm)

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Câu 3: Em hãy phân tích khổ thơ sau (3 điểm):

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ)

Đáp án đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1

Câu 1:

a. Đoạn trích được trích từ tác phẩm Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh.

b. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

c. Các từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích là: hồi hộp, mơ mộng, thì thầm.

d. Câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ” không sử dụng hình ảnh so sánh.

Câu 2:

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể).

- Cụ thể:

  • Áo nâu là màu áo đặc trưng của những người nông dân ngày xưa, nhìn thấy mặc áo vải nâu người ta thường liên tưởng ngay đến người nông dân. Mà nông dân lại chính là thành phần người dân chủ yêu của nông thôn. Bởi vậy từ áo nâu được hoán dụ để chỉ nông thôn.
  • Áo xanh là màu áo đặc trưng của người công nhân, thông thường nếu mặc áo vải xanh thì sẽ liên tưởng ngay đến người nông dân. Mà người công nhân là thành phần tiêu biểu, nổi bật, đông đúc của thành thị nước ta. Bởi vậy, từ áo xanh được hoán dụ để chỉ thành thị.

- Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho các hình anh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, đồng thời thể hiện được sự gắn kết giữa 2 đối tượng được sử dụng biện pháp hoán dụ (giữa người nông dân và nông thôn, người công nhân và thành thị, giữa người nông dân và người công nhân, giữa nông thôn và thành thị, tất cả đoàn kết với nhau, đồng lòng chống giặc).

Câu 3:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung, ngắn gọn về văn bản Nhà tranh bị gió thu phá, nhà thơ Đỗ phủ và khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

- Ước mơ của tác giả: có một căn nhà to lớn, vững chãi, bền bỉ để làm nơi che mưa chắn gió cho các kẻ sĩ nghèo trên khắp thiên hạ → Ước mơ to lớn, giàu giá trị nhân đạo

→ Thể hiện được tầm vóc to lớn trong tư tưởng của nhà thơ (trong khi bản thân đang chịu cảnh đói rét, nhưng vẫn nghĩ đến sự khốn khổ của những kẻ khác trong thiên hạ)

- Thán từ “Than ôi”:

  • Thể hiện sự bất lực của bản thân nhà thơ trước cảnh đói nghèo, cơ khổ của những kiếp người tội nghiệp.
  • Thể hiện sự nhận thức được ước mơ của chính tác giả là rất khó để thành hiện thực.

→ Thán từ là điểm nhấn, một dấu lặng giữa khổ thơ, nhấn sâu vào sự lo lắng, trăn trở nay hóa thành tiếng thở dài bất lực của nhà thơ - mang giá trị hiện thực sâu sắc.

- Đứng trước hoàn cảnh như vậy, nhà thơ nguyện hi sinh bản thân để đem lại hạnh phúc cho muôn người → Đây là tư tưởng vô cùng cao cả, vĩ đại của nhà thơ.

→ Nhà thơ mang trong mình những tư tưởng, chí hướng lớn lao, với một tấm lòng nhân đạo, tư tưởng vì dân quên mình vô cùng cao cả.

3. Kết bài

- Tổng kết lại các giá trị nội dung và nghệ thuật chính của đoạn thơ.

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 1 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 7, đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì lớp 7. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khảo sát CL đầu năm lớp 7

    Xem thêm