Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập hè môn Toán lớp 6 năm 2024

Đề cương ôn hè môn Toán lớp 6

Đề cương ôn tập hè môn Toán lớp 6 tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập bài tập trong chương trình học môn Toán lớp 6, giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học và ôn luyện để lên lớp 7 một cách hiệu quả.

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Chương I: Tập hợp các số tự nhiên

1. Tập hợp

- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.

- Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

2. Cách ghi số tự nhiên

- Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

- Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

- Nhận biết được (quan hệ) thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên; so sánh được hai số tự nhiên cho trước.

4. Các phép toán trong tập hợp số tự nhiên (Phép cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa với sô mũ tự nhiên)

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

- Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

- Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

- Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, ...).

Chương II: Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên

1. Quan hệ chia hết và tính chất

2. Dấu hiệu chia hết

3. Số nguyên tố

- Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

- Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

4. Ước chung lớn nhất - Bội chung nhỏ nhất

- Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; nhận biết được phân số tối giản; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

- Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

- Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước, ...).

Chương III: Số nguyên

Số nguyên: Tập hợp các số nguyên âm, số và các số nguyên dương gọi là tập hợp cá số nguyên. Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là .

Dạng 1: So sánh số nguyên

Dạng 2: Cộng, trừ, nhân, chia số nguyên.

Dạng 3: Tìm

Dạng 4: Rút gọn số nguyên

Dạng 5: Tính chia hết trong tập số nguyên

Dạng 6: Toán có lời văn

Dạng 7: Dãy số trong tập hợp số nguyên

Chương IV, V: Một số hình phẳng trong thực tiễn

1. Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

- Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

- Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

- Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

2. Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

- Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

- Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

- Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

3. Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

- Công thức tính chu vi và diện tích của hình thang, hình chữ nhật, hình vuông

4. Hình có trục đối xứng,

5. Hình có tâm đối xứng

- Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

- Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

- Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo, ...

- Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo trọn vẹn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.292
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trúc Mai
    Trúc Mai

    có đáp án k ạ

    Thích Phản hồi 16:50 04/07
    • Thịnh Phúc
      Thịnh Phúc

      Đề cũng khá dễ làm ạ!😉

      Thích Phản hồi 24/11/21
      • Minh Hoa Bui
        Minh Hoa Bui

        đề có dễ quá ko


        Thích Phản hồi 28/05/21
        • Anh Thư Phan
          Anh Thư Phan

          hơi khó quá thì phải

          Thích Phản hồi 06/03/22
          • Huy Dinh
            Huy Dinh

            cos ddaps ans ko aj?

            Thích Phản hồi 19/06/23
            🖼️

            Gợi ý cho bạn

            Xem thêm
            🖼️

            Toán lớp 6

            Xem thêm