Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 bài 7

Toán lớp 6 bài 7 trọn bộ 3 sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6. Lời giải hay bài tập Toán 6 gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

1. Giải Toán lớp 6 bài 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Toán lớp 6 bài 7 KNTT trang 25, 26 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Toán 6 sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6.

Chi tiết: Toán lớp 6 bài 7 Thứ tự thực hiện các phép tính Kết nối tri thức.

Toán lớp 6 tập 1 trang 26 Câu 1.46

Tính:

a) 235 + 78 - 142

b) 14 + 2 . 8 2

c) 2 3 + [ 1 + ( 3 − 1 ) 2 ] : 13

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) 235 + 78 - 142 = 313 - 142 = 171\(235 + 78 - 142 = 313 - 142 = 171\)

b) 14 + {2.8^2} = 14 + 2.64 = 14 + 128 = 142\(14 + {2.8^2} = 14 + 2.64 = 14 + 128 = 142\)

c) \left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + \left[ {1 + {2^2}} \right]} \right\}:13\(\left\{ {{2^3} + \left[ {1 + {{\left( {3 - 1} \right)}^2}} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + \left[ {1 + {2^2}} \right]} \right\}:13\)

= \left\{ {8 + \left[ {1 + 4} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + 5} \right\}:13 = 13:13 = 1\(= \left\{ {8 + \left[ {1 + 4} \right]} \right\}:13 = \left\{ {8 + 5} \right\}:13 = 13:13 = 1\)

Toán lớp 6 tập 1 trang 26 Câu 1.47

Tính giá trị của biểu thức:

1 + 2 ( a + b ) − 4 3 khi a = 25; b = 9

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Thay a = 25; b = 9 vào biểu thức ta có:

1 + 2 (a + b) − 43 = 1 + 2(25 + 9) - 64 = 5

>> Thảo luận thêm đáp án: Tính giá trị của biểu thức: ...

Toán lớp 6 tập 1 trang 26 Câu 1.48

Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được 1 264 chiếc ti vi. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc ti vi. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu ti vi? Viết biểu thức tính kết quả.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong 8 tháng đầu năm cửa hàng bán được số ti vi là: 1 264 (chiếc ti vi)

Trong 4 tháng cuối năm cửa hàng bán được số ti vi là: 4 . 164 (chiếc ti vi)

Tổng số ti vi cửa hàng đó bán trong một năm là: 1 264 + 4 . 164 (chiếc ti vi)

Trung bình một tháng cửa hàng đó bán được số ti vi là:

(1 264 + 4 . 164) : 12

= (1 264 + 656) : 12

= 1920 : 12

= 160 (chiếc ti vi)

Vậy trung bình một tháng của hàng bán được 160 chiếc ti vi.

>> Thảo luận thêm đáp án: Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được 1 264 ...

Toán lớp 6 tập 1 trang 26 Câu 1.49

Căn hộ nhà bác Cường diện tích 105 m 2 . Ngoại trừ bếp và nhà vệ sinh diện tích 30 m 2 , toàn bộ diện tích sàn còn lại được lát gỗ như sau: 18 m 2 được lát bằng gỗ loại I giá 350 nghìn đồng/m 2 , phần còn lại lát bằng gỗ loại 2 có giá 170 nghìn đồng/m 2 . Công lát là 30 nghìn đồng/m 2

Viết biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên. Tính giá trị của biểu thức đó.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

- Diện tích sàn được lát gỗ là: 105 – 30 (m2)

- Chi phí mua gỗ loại 1 cho 18m2 là: 18 . 350 000 (đồng)

- Diện tích sàn còn lại là: 105 – 30 – 18 (m2)

- Chi phí mua gỗ loại 2 cho diện tích sàn còn lại là: (105 – 30 – 18) . 170 000 (đồng)

- Công lát cho diện tích sàn được lát gỗ là: 30 000 . (105 - 30) (đồng)

- Tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên là:

18 . 350 000 + (105 – 30 – 18) . 170 000 + 30 000 . (105 - 30)

= 18 . 350 000 + 57 . 170 000 + 30 000 . 75

= 6 300 000 + 9 690 000 + 2 250 000

= 18 240 000 (đồng)

Vậy tổng chi phí bác Cường cần trả là 18 240 000 đồng.

>> Thảo luận thêm đáp án: Căn hộ nhà bác Cường diện tích 105 m 2 ...

2. Giải Toán lớp 6 bài 7 sách Chân trời sáng tạo

Giải Toán lớp 6 bài 7 CTST bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 7 Toán 6 trang 24, 25 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6.

Bài 1 trang 25 Toán lớp 6 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Trong những số sau: 2 023, 19 445, 1010, số nào:

a) chia hết cho 2?

b) chia hết cho 5?

c) chia hết cho 10?

Hướng dẫn giải bài tập

a) Số chia hết cho 2 là 1010. Bởi vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0.

b) Số chia hết cho 5 là 19 445. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 5.

c) Số chia hết cho 10 là 1 010. Bởi vì 19 445 có chữ số tận cùng là 0.

Bài 2 trang 25 Toán lớp 6 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.

a) 146 + 550;

b) 575 – 40;

c) 3 . 4 . 5 + 83;

d) 7 . 5 . 6 – 35 . 4.

Hướng dẫn giải bài tập

a)

Số 146 có tận cùng là 6 nên 146 chia hết cho 2

Số 550 có chữ số tận cùng là 0 nên 550 chia hết cho 2.

Do đó 146 + 550 chia hết cho 2 (theo dấu hiệu chia hết của một tổng).

b)

Số 575 có tận cùng là 5 nên 575 chia hết cho 5

Số 40 có tận cùng là 0 nên 40 chia hết cho 5.

Do đó 575 – 40 chia hết cho 5.

c) Ta có: 3. 4. 5 = 3. 2. 2. 5 chia hết cho 2 và chia hết cho 5, nhưng 83 có chữ số tận cùng là 3 nên 83 không chia hết cho 2 và không chia hết cho 5.

Do đó 3.4.5 + 83 không chia hết cho 2, không chia hết cho 5.

d) Vì 7.5.6 ⋮ 2 và 35.4 ⋮ 2 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 2.

Vì 7.5.6 ⋮ 5 và 35.4 ⋮ 5 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 5.

Do đó 7.5.6 – 35.4 chia hết cho 2 và chia hết cho 5

>> Thảo luận thêm đáp án: Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết ...

Bài 3 trang 25 Toán lớp 6 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.

a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?

b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?

Hướng dẫn giải bài tập

a) Ta có: 35 ⋮ 5

40 ⋮ 5

Nên: Lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên.

b) Ta có: 36 ⋮ 2

40 ⋮ 2

Nên: Lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.

>> Thảo luận thêm đáp án: Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh ...

Bài 4 trang 25 Toán lớp 6 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả) được không?

Hướng dẫn giải bài tập

Ta có: 19 ⋮̸ 5 và 40 ⋮ 5 nên 19 + 40 ⋮̸ 5.

Vì vậy Bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau.

>> Thảo luận thêm đáp án: Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt

Chi tiết: Toán lớp 6 bài 7 Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Chân trời sáng tạo

3. Giải Toán lớp 6 bài 7 sách Cánh Diều

Giải Toán lớp 6 bài 7 Cánh Diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 6 Toán 6 trang 30, 31, 32, 33, 34 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6.

Bài 1 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Chỉ ra bốn bội của số m, biết: ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 2 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Tìm tất cả các ước của số n, biết: ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 3 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Tìm số tự nhiên x, biết x là bội của 9 và 20 < x < 40

Xem lời giải chi tiết

Bài 4 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Đội Sao đỏ của trường có 24 bạn ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 5 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Hãy tìm ra đáp án đúng trong các đáp án A, B, C và D: ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 6 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Chỉ ra ba số tự nhiên m, n, p ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 7 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Cho a và b là hai số tự nhiên. Giải thích ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 8 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Một cửa hàng có hai loại khay nướng ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 9 trang 34 Toán lớp 6 tập 1 SGK Cánh diều: Một đoàn khách du lịch đi tham quan ...

Xem lời giải chi tiết

Chi tiết: Toán lớp 6 bài 7 Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết Cánh Diều

4. Giải Toán lớp 6 bài 7 sách cũ

Lý thuyết lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số lớp 6

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên:

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

an = a . a . … . a (n ≠ 0)

Ta có:

a . a = a2: (đọc a bình phương hay bình phương của a)

a . a . a = a3: (đọc a lập phương hay lập phương của a)

a . a . a . a = a4: (đọc a mũ 4)

a . a . a . a . a = a5: (đọc a mũ 5)

an: (đọc a mũ n)

Qui ước: a1 = a

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am . an = am + n

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số: am : an = am – n

4. Thứ tự ưu tiên các phép tính:

Thứ tự ưu tiên các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc :() –> [] –> {}

Thứ tự ưu tiên các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: lũy thừa –> nhân và chia –> cộng và trừ

Câu hỏi 1 SGK Toán 6 trang 27 tập 1

Điền vào ô trống cho đúng:

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của lũy thừa

72

(1)

23

(2)

3

4

(3)

Phương pháp giải

Lũy thừa an(n≠0) có a là cơ số và n là số mũ.

Lời giải chi tiết

- Ở hàng ngang (1) ta có lũy thừa 72 có cơ số là 7, Số mũ là 2, Giá trị của lũy thừa là 49

- Ở hàng ngang (2) ta có lũy thừa 23 có cơ số là 2, Số mũ là 3, Giá trị của lũy thừa là 8

- Ở hàng ngang (3) có cơ số là 3, Số mũ là 4 nên ta có lũy thừa là 34, Giá trị của lũy thừa là 81.

Ta có bảng:

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của lũy thừa

72

7

2

49

23

2

3

8

34

3

4

81

Câu hỏi 2 SGK Toán 6 trang 27 tập 1

Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa: x5.x4; a4.a.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức am.an=am+n
Lời giải chi tiết

Ta có:

x5.x4=x5+4=x9

a4.a=a4+1=a5

Giải bài tập Toán 6 trang 27, 28: Lý thuyết lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số – Chương 1.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 27 Bài 56

Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:

a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5; b) 6 . 6 . 6 . 3 . 2;

c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3; d) 100 . 10 . 10 . 10.

Phương pháp giải

Lũy thừa bậc nn của aa là tích của nn thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:

an = a.a.....a

n thừa số (n≠0)

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5 = 56

b) 6 . 6 . 6 . 3 . 2= 63.3.2 hay 64 hay 24 . 34;

c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3 = 23 . 32;

d) 100 . 10 . 10 . 10 = 105

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 57

Tính giá trị các lũy thừa sau:

a) 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 210; b) 32, 33, 34, 35;

c) 42, 43, 44; d) 52, 53, 54; e) 62, 63, 64

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) 23 = 8; 24 = 16; 25 = 32; 26 = 64; 27 = 128;

28 = 256; 29 = 512; 210 = 1024

b) 32 = 9; 33 = 27; 34 = 81; 35 = 243.

c) 42 = 16; 43 = 64; 44 = 256.

d) 52 = 25; 53 = 125; 54 = 625.

e) 62 = 36; 63 = 216; 64 = 1296.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 58

a) Lập bảng bình phương của các số tự nhiên từ 0 đến 20.

b) Viết mỗi số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 169; 196.

Phương pháp giải

Ta có: a2=a.a . Dựa vào đây ta tính được bình phương của 1 số.

Đáp án và hướng dẫn giải

a) Công thức a binh phương la bằng a x a

02 = 0x0 = 0

12=1×1=1

22 = 2×2=4

32 = 3×3=9

42 = 4×4=16

…..

2020 = 20×20=400

b) Hướng dẫn: Có thể nhẩm hoặc dùng bảng vừa thiết lập trong câu a.

Đáp số: 64 = 82; 169 = 132 196 = 142

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 59

a) Lập bảng lập phương của các số tự nhiên từ 0 đến 10.

b) Viết mỗi số sau thành lập phương của một số tự nhiên: 27; 125; 216.

Phương pháp giải

Ta có: a3=a.a.a. Dựa vào đây ta tính được lập phương của 1 số.

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) Các em lưu ý a3 = a.a.a. VD 33= 3.3.3 = 27

a

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

a3

0

1

8

27

64

125

216

343

512

729

1000

b) Theo bảng trên ta có:

27 = 33; 125 = 53; 216 = 63.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 60

Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa.

a) 33 . 34; b) 52 . 57; c) 75 . 7.

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am . an = am + n

Đáp án và hướng dẫn giải:

Theo quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am. an = am + n ta có:

a) 33 . 34 = 37;

b) 52 . 57 = 59;

c) 75 . 7 = 76.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 61

Trong các số sau, số nào là lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ lớn hơn 1 (chú ý rằng có những số có nhiều cách viết dưới dạng lũy thừa): 8, 16, 20, 27, 60, 64, 81, 90, 100?

Phương pháp giải

Một số viết được dưới dạng lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ lớn hơn 11 nếu số đó viết được dưới dạng: an với n>1

Đáp án và hướng dẫn giải:

8 = 23; 16 = 42 hay 24; 27 = 33; 64 = 82 hay 26;

81 = 92 hay 34; 100 = 102.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 62

a) Tính: 102 ; 103; 104; 105; 106

b) Viết mỗi số sau dưới dạng lũy thừa của 10:

1000; 1 000 000; 1 tỉ; 1 00…0 (12 chữ số 0)

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) Ta biết: 10n = 1 0…0 (n chữ số 0).

Ta có 102 = 100;

103 = 1000;

104 = 10000;

105 = 100000;

106 = 1000000;

b) 1000 = 103;

1 000 000 = 106 ;

1 tỉ = 1 000 000 000 = 109

1000…00 = 1012.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 28 Bài 63

Điền dấu “x” vào ô thích hợp:

Câu

Đúng

Sai

a) 23 . 22 = 26

b) 23 . 22 = 25

c) 54 . 5 = 54

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu

Đúng

Sai

a) 23 . 22 = 26

x

b) 23 . 22 = 25

x

c) 54 . 5 = 54

x

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 29 Bài 64

Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:

a) 23 . 22 . 24; b) 102 . 103 . 105;

c) x . x5; d) a3 . a2 . a5

Đáp án và hướng dẫn giải:

Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc: am. an = am + n và quy ước a1 = a.

a) 23 . 22 . 24 = 23 + 2 + 4 = 29;

b) 102 . 103 . 105 = 102 + 3 + 5 = 1010

c) x . x5 = x1 + 5 = x6

d) a3 . a2 . a5 = a3 + 2 + 5 = a10

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 29 Bài 65

Bằng cách tính, em hãy cho biết số nào lớn hơn trong hai số sau?

a) 23 và 32

b) 24 và 42

c) 25 và 52

d) 210 và 100.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 65:

a) 23 < 32 vì 23 = 8, 32 = 9; b) 24 = 42 vì 24 = 16, 42 = 16;

c) 25 > 52 vì 25 = 32, 52 = 25; d) 210 > 100 vì 210 = 1024.

Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 29 Bài 66

Ta biết 112 = 121; 1112 = 12321.

Hãy dự đoán: 11112 bằng bao nhiêu? Kiểm tra lại dự đoán đó.

Đáp án và hướng dẫn giải:

Qua hai kết quả tính 112 và 1112 ta thấy các kết quả này được viết bởi một số có một số lẻ các chữ số. Các chữ số đứng hai bên chữ số chính giữa đối xứng với nhau và các chữ số bắt đầu từ chữ số đầu tiên bên trái đến chữ số chính giữa là những số tự nhiên liên tiếp đầu tiên. Vì thế có thể dự đoán

11112 = 1234321.

Thật vậy, 11112 = (1000 + 111)(1000 + 111) = 10002 + 111000 + 111000 + 1112 = 1000000 + 222000 + 12321 = 1234321.

Lưu ý: Tương tự ta có thể kết luận:

111112 = 123454321; 1111112 = 12345654321;…

1111111112 = 12345678987654321.

Tuy nhiên với 11111111112 (có 10 chữ số 1) thì quy luật này không còn đúng nữa. Thật vậy,

11111111112 = 10000000002 + 222222222000000000 + 1111111112 = 1000000000000000000 + 222222222000000000 + 12345678987654321 = 12345678900987654321.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
209
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Toán lớp 6

    Xem thêm