Toán lớp 6 bài 5
Giải Toán 6 bài 5 sách mới
Toán lớp 6 bài 5 bộ 3 sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều tổng hợp lời giải SGK Toán 6 bộ 3 sách mới, giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.
1. Giải Toán lớp 6 bài 5 sách Kết nối tri thức
Toán lớp 6 bài 4 Phép nhân và phép chia số tự nhiên Kết nối tri thức có lời giải bám sát chương trình học SGK. Toàn bộ đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Toán 6 sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách KNTT.
>> Tham khảo chi tiết: Toán lớp 6 bài 5 Phép nhân và phép chia số tự nhiên Kết nối tri thức
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.23
Thực hiện các phép nhân sau:
a) 951 . 23
b) 47 . 273
c) 845 . 253
d) 1 356 . 125
Hướng dẫn làm bài tập
a) 951 . 23 = 21 873
b) 47 . 273 = 12 831
c) 845 . 253 = 213 785
d) 1 356 . 125 = 169 500
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.24
Tính nhẩm:
a) 125 . 10
b) 2 021 . 100
c) 1 991 . 25 . 4
d) 3 025 . 125 . 8
Hướng dẫn làm bài tập
a) 125 . 10 = 1 250
b) 2 021 . 100 = 201 100
c) 1 991 . 25 . 4 = 1 991 . (25 . 4) = 1 991 . 100 = 199 100
d) 3 025 . 125 . 8 = 3 025 . (125 . 8) = 3 025 . 1000 = 3 025 000
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.25
Tính nhẩm:
a) 125 . 101 (Hướng dẫn viết 101 = 100 + 1)
b) 21 . 49 (Hướng dẫn viết 49 = 50 - 1)
Hướng dẫn làm bài tập
a) 125 . 101 = 125 . (100 + 1) = 125 . 100 + 125 . 1 = 12 500 + 125 = 12 625
b) 21 . 49 = 21 . (50 - 1) = 21 . 50 - 21 . 1 = 1 050 - 21 = 1 029
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.26
Một trường Trung học cơ sở có 50 phòng học, mỗi phòng có 11 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có thể xếp cho 4 học sinh ngồi. Trường có thể nhận nhiều nhất bao nhiêu học sinh.
Hướng dẫn làm bài tập
11 bộ bàn ghế có thế xếp cho số học sinh là: 11 . 4 = 44 (học sinh)
50 phòng học có thể chứa được số học sinh là: 50 . 44 = 2 200 (học sinh)
Vậy trường có thể nhận nhiều nhất 2 200 học sinh.
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.27
Tìm thương và số dư (nếu có) của các phép chia sau:
a) 1 092 : 91
b) 2 059 : 17
Hướng dẫn làm bài tập
a) 1 092 : 91 = 12
b) 2 059 : 17 = 121 (dư 2)
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.28
Tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 2019, tỉnh Bắc Giang có 1 803 950 người (theo Tổng cục Thống kê). Biết rằng hai lần số dân tỉnh Bắc Giang kém dân số Thanh Hóa 32 228 người. Tính số dân tỉnh Thanh Hóa.
Hướng dẫn làm bài tập
Số dân tỉnh Thanh Hóa là:
1 803 950 . 2 + 32 228 = 3 640 128 (người)
Đáp số: 3 640 128 người
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.29
Một Trường trung học cơ sở có 997 học sinh tham sự lễ tổng kết cuối năm. Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc ghế băng 5 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao nhiêu ghế băng như vậy để tất cả học sinh đều có chỗ ngồi?
Hướng dẫn làm bài tập
Vì 997 : 5 = 199 (dư 2) nên xếp đủ 199 chiếc ghế và còn thừa 2 học sinh và phải dùng thêm 1 chiếc ghế để có chỗ cho 2 học sinh.
Vậy, cần dùng ít nhất: 199 + 1 = 200 (ghế băng)
Toán lớp 6 tập 1 trang 19 Câu 1.30
Một nhà máy dùng ô tô chuyển 1 290 kiện hàng tới một cửa hàng. Nếu mỗi chuyến xe chở được 45 kiện thì phải cần ít nhất bao nhiêu chuyến xe để chuyển hết số kiện hàng trên?
Hướng dẫn làm bài tập
Vì 1 290 : 45 = 28 (dư 30) nên xếp đủ 28 chuyến xe thì còn dư 30 kiện hàng, và phải dùng thêm 1 chuyến xe nữa để chở hết 30 kiện hàng đó.
Vậy, cần ít nhất là: 28 + 1 = 29 (chuyến)
2. Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 5
Toán lớp 6 bài 5 Thứ tự thực hiện các phép tính Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 5 Toán 6 trang 19, 20, 21 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Chân trời sáng tạo.
>> Tham khảo chi tiết: Giải Toán lớp 6 bài 5 Thứ tự thực hiện các phép tính Chân trời sáng tạo
Toán lớp 6 tập 1 trang 20 Câu 1
Tính
a) 2 023 + 25 2 : 5 3 + 27;
b) 60 : [7 . (11 2 - 20 . 6) + 5].
Đáp án
a) \(2023 - {25^2}:{5^3} + 27\)
\(\begin{matrix}=2023-625:125+27\hfill \\ =2023-5+27\hfill \\ =2045\hfill \\ \end{matrix}\)
b) \(60:\left[ {7.\left( {{{11}^2} - 20.6} \right) + 5} \right]\)
\(\begin{matrix} = 60:\left[ {7.\left( {121 - 120} \right) + 5} \right] \hfill \\ = 60:\left[ {7.1 + 5} \right] \hfill \\ = 60:12 \hfill \\ = 5 \hfill \\ \end{matrix}\)
Toán lớp 6 tập 1 trang 20 Câu 2
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (9x + 2 3 ) : 5 = 2;
b) [3 4 - (8 2 + 14) : 13]x = 5 3 + 10 2 .
Đáp án
a) (9x + 23 ) : 5 = 2
<=> 9x + 2 3 = 2 . 5
<=> 9x + 2 3 = 10
<=> 9x = 10 - 2 3
<=> 9x = 10 – 8
<=> 9x = 2
=> x = \(\frac{2}{9}\)
b) \(\left[ {{3^4} - \left( {{8^2} + 14} \right):13} \right]x = {5^3} + {10^2}\)
<=> [3 4 - (8 2 + 14) : 13]x =225
<=> x = 225 : [3 4 - (8 2 + 14) : 13]
<=> x = 225 : (3 4 - 78 : 13)
<=> x = 225 : (3 4 - 6)
<=> x = 225 : 75
=> x = 3
Toán lớp 6 tập 1 trang 21 Câu 3
Sử dụng máy tính cầm tay, tính:
a) 2 027 2 - 1 973 2 ;
b) 4 2 + (365 – 289) . 71.
Đáp án
a) \({2027^2} - {1973^2} = 216000\)
b) \({4^2} + \left( {365 - 289} \right).71 = 5 412\)
Toán lớp 6 tập 1 trang 21 Câu 4
Bảng sau thể hiện số liệu thống kê danh mục mua văn phòng phẩm của một cơ quan.
Số thứ tự | Loại hàng | Số lượng | Giá đơn vị (nghìn đồng) |
1 | Vở loại 1 | 35 | 10 |
2 | Vở loại 2 | 67 | 5 |
3 | Bút bi | 100 | 5 |
4 | Thước kẻ | 35 | 7 |
5 | Bút chì | 35 | 5 |
Tính tổng số tiền mua văn phòng phẩm của cơ quan.
Đáp án
- Số tiền mua vở loại 1 là: 35 . 10 (nghìn đồng)
- Số tiền mua vở loại 2 là: 67 . 5 (nghìn đồng)
- Số tiền mua bút bi là: 100 . 5 (nghìn đồng)
- Số tiền mua thước kẻ là: 35 . 7 (nghìn đồng)
- Số tiền mua bút chỉ là: 35 . 5 (nghìn đồng)
Tổng số tiền mua văn phòng phẩm của cơ quan là:
35 . 10 + 67 . 5 + 100 . 5 + 35 . 7 + 35 . 5 = 1 605 (nghìn đồng)
3. Giải Toán lớp 6 bài 5 sách Cánh Diều
Toán lớp 6 bài 5 Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Cánh Diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 5 Toán 6 trang 23, 24, 25, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Cánh Diều.
>> Tham khảo chi tiết: Giải Toán lớp 6 bài 5 Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Cánh Diều
Toán lớp 6 trang 24 tập 1 Bài 1
Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:
a) 5 . 5 . 5 . 5;
b) 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9;
c) 7 . 7 . 7 . 7 . 7;
d) a . a . a . a . a . a . a . a
Đáp án
a) 5 . 5 . 5 . 5 = 54
b) 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 . 9 = 97
c) 7 . 7 . 7 . 7 . 7 = 75
d) a . a . a . a . a . a . a . a = a8
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 2
Xác định cơ số, số mũ và tính mỗi lũy thừa sau:
2 5 , 5 2 , 9 2 , 1 10 , 10 1
Đáp án
Lũy thừa | Đặc điểm | Kết quả |
25 | Cơ số 2, số mũ 5 | 25 = 2.2.2.2.2 = 32 |
52 | Cơ số 5, số mũ 2 | 52 = 5.5 = 25 |
92 | Cơ số 9, số mũ 2 | 92 = 9.9 = 81 |
110 | Cơ số 1, số mũ 10 | \({1^{10}}=\underbrace{1.1.1.....1}_{10}=1\) |
101 | Cơ số 10, số mũ 1 | 101 = 10 |
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 3
Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với cơ số cho trước:
a) 81, cơ số 3;
b) 81, cơ số 9;
c) 64, cơ số 2;
d) 100 000 000, cơ số 10.
Đáp án
a. \(81=9.9={3^2}{.3^2}={3^{2+2}}={3^4}\)
b. \(81=9.9={9^1}{.9^1}={9^{1+1}}={9^2}\)
c. \(64=8.8={2^3}{.2^3}={2^{3+3}}={2^6}\)
d. \(100000000=10.10.10.10.10.10.10.10={10^8}\)
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 4
Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) 3 4 .3 5 ; 16.2 9 ; 16.32
b) 12 8 : 12 ; 243 : 3 4 ; 10 9 : 10 000
c) 4.8 6 .2 .8 3 ; 12 2 .2 .12 3 .6 ; 6 3 .2 .6 4 .3
Đáp án
a. Ta có:
\(\begin{matrix}{3^4}{.3^5}={3^{4+5}}={3^9}\hfill \\ {16.2^9}={2^4}{.2^9}={2^{4+9}}={2^{13}}\hfill \\ 16.32={2^4}{.2^5}={2^{4+5}}={2^9}\hfill \\ \end{matrix}\)
b. Ta có:
\(\begin{matrix}{12^8}:12={12^8}:{12^1}={12^{8-1}}={12^7}\hfill \\ 243:{3^4}={3^5}:{3^4}={3^{5-4}}={3^1}\hfill \\ {10^9}:10000={10^9}:{10^4}={10^{9-4}}={10^5}\hfill \\ \end{matrix}\)
c. Ta có:
\(\begin{matrix}{4.8^6}{.2.8^3}=\left({4.2}\right){.8^6}{.8^3}={8.8^{6+3}}={8^1}{.8^9}={8^{1+9}}={8^{10}}\hfill \\ {12^2}{.2.12^3}.6={12^2}{.12^3}.\left({6.2}\right)={12^{2+3}}.12={12^5}{.12^1}={12^{5+1}}={12^6}\hfill \\ {6^3}{.2.6^4}.3={6^3}{.6^4}.\left({2.3}\right)={6^{3+4}}.6={6^7}{.6^1}={6^{7+1}}={6^8}\hfill \\ \end{matrix}\)
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 5
So sánh:
a) 3 2 và 3.2;
b) 2 3 và 3 2 ;
c) 3 2 và 3 4
a) 32 và 3.2
Ta có: 32 = 3.3 = 9
3.2 = 6
Vì 9 > 6 nên 32 > 3.2
b) 23 và 32
Ta có: 23 = 2.2.2 = 8
32 = 3.3 = 9
Vì 8 < 9 nên 23 < 32
c) 33 và 34
Ta có: 33 = 3.3.3 = 27
34 = 3.3.3.3 = 81
Vì 27 < 81 nên 33 < 34
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 6
Khói lượng của Mặt Trời khoảng 199. 10 25 tấn, khối lượng của Trái Đất khoảng 6. 10 21 tấn.
Nguồn: http://nssdc.gsfc.nasa.gov)
Đáp án
Khối lượng của Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần khối lượng của Trái Đất là:
Ta có:
\({199.10^{25}}:{6.10^{21}} = \left( {199:6} \right).\left( {{{10}^{25}}:{{10}^{21}}} \right) = \frac{{199}}{6}{.10^{25 - 21}} = \frac{{199}}{6}{.10^{^4}} \approx 33,{17.10^4} = 331700\) (lần)
Vậy khối lượng Mặt Trời gấp 331 700 lần khối lương Trái Đất.
Khối lượng của Mặt Trời gấp khoảng bao nhiêu lần khối lượng của Trái Đất?
Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Bài 7
Đố. Cho biết 11 2 = 121; 111 2 = 12 321
Hãy dự đoán 1111 2 bằng bao nhiêu. Kiểm tra lại dự đoán đó
Đáp án
Dự đoán 11112 = 1 234 321
Ta có: 1 1112 = 1 111 . 1 111
Vậy 11112 = 1 234 321
4. Giải Toán lớp 6 bài 4 sách cũ
Tóm tắt lý thuyết Phép cộng và phép nhân Toán lớp 6
1. Kết quả của phép cộng được gọi là tổng.
Như vậy, nếu a + b = c thì c là tổng của hai số a và b. Khi đó a và b được gọi là những số hạng. Kết quả cảu phép nhân được gọi là tích. Như vậy, nếu a . b = d thì d là tích của hai số a và b. Khi đó a và b được gọi là những thừa số.
2. Các tính chất của phép cộng và phép nhân:
Tính chất/Phép tính | Cộng | Nhân |
Giao hoán | a + b =b + a | a.b = b.a |
Kết hợp | (a+b)+c = a+(b+c) | (a.b).c =a.(b.c) |
Cộng với số 0 | a + 0 = 0 + a = a | |
Nhân với số 1 | a.1 = 1.a = a | |
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng | a (b+ c) = ab +ac |
Câu hỏi 1 SGK Toán 6 trang 15 tập 1
a | 12 | 21 | 1 | |
b | 5 | 0 | 48 | 15 |
a + b | ||||
a . b | 0 | |||
(1) | (2) | (3) | (4) |
- Ở cột (1) ta có a = 12, b = 5 nên a + b = 12+ 5 = 17 và a . b = 12.5 = 60
- Ở cột (2) ta có a = 21, b = 0 nên a + b = 21 + 0 = 21 và a . b = 21.0 = 0
- Ở cột (3) ta có a = 1, b = 48 nên a + b = 1 + 48 = 49 và a . b = 1.48 = 48
- Ở cột (4) ta có b = 15, a . b = 0 nên a = 0: 15 = 0 và a + b = 0 + 15 = 15
Ta có bảng:
a | 12 | 21 | 1 | 0 |
b | 5 | 0 | 48 | 15 |
a + b | 17 | 21 | 49 | 15 |
a . b | 60 | 0 | 48 | 0 |
Câu hỏi 2 SGK Toán 6 trang 15 tập 1
Điền vào chỗ trống:
a) Tích của một số với 0 thì bằng …
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng …
Phương pháp giải
+ Lấy 1 số nhân với 0 rồi rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết
a) Tích của một số với 0 thì bằng 0.
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
Câu hỏi 3 SGK Toán 6 trang 16 tập 1
Tính nhanh:
a) 46 + 17 + 54;
b) 4.37.25;
c) 87.36 + 87.64;
Phương pháp giải
Sử dụng tính chất giao hoán, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Lời giải chi tiết
Ta có:
a) 46+17+54=(46+54)+17=100+17=117
b) 4.37.25=(4.25).37=100.37=3700
c) 87.36+87.64=87.(36+64)=87.100=8700
Giải bài tập trong Sách giáo khoa trang 16 Toán Đại số 6 tập 1
Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 16 Bài 26
Cho các số liệu về quãng đường bộ:
Hà Nội – Vĩnh Yên: 54km,
Vĩnh Yên – Việt Trì: 19km.
Việt Trì – Yên Bái: 82km.
Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.
Giải bài 1:
Quãng đường ô tô đi là: 54 + 19 + 82 = 155 (km).
Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 16 Bài 27
Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:
a) 86 + 357 + 14; b) 72 + 69 + 128;
c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2; c) 28 . 64 + 28 . 36.
Giải bài 2:
a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 457;
b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 269;
c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4) . (5 . 2) . 27 = 27 000;
d) 28 . 64 + 28 . 36 = 28(64 + 36) = 2800.
Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 16 Bài 28
Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?
Bài giải bài 3:
Phần 1 : 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 39
Phần 2 : 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39
Vậy tổng 2 phần bằng nhau 39.
Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 17 Bài 29
Số thứ tự | Loại hàng | Số lượng (quyển) | Giá đơn vị (đồng) | Tổng số tiền (đồng) |
1 | Vở loại 1 | 35 | 2000 | ... |
2 | Vở loại 2 | 42 | 1500 | ... |
3 | Vở loại 3 | 38 | 1200 | ... |
Cộng: | ... |
Muốn tính tổng số tiền của từng loại vở ta lấy số lượng vở nhân với giá của 1 quyển vở.
Lời giải chi tiết
Số tiền vở loại 1 là 35.2000 = 70 000 (đồng)
Điển vào chỗ trống dòng thứ nhất 70 000
Số tiền vở loại 2 là 42.1500 = 63 000 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ hai 63 000
Số tiền vở loại 3 là 38.1200 = 45 000 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ ba 45 600
Tổng số tiền cần trả là: 70 000 + 63 000 + 45 600 = 178 600 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ tư là 178 600.
Số thứ tự | Loại hàng | Số lượng (quyển) | Giá đơn vị (đồng) | Tổng số tiền (đồng) |
1 | Vở loại 1 | 35 | 2000 | 70000 |
2 | Vở loại 2 | 42 | 1500 | 63000 |
3 | Vở loại 3 | 38 | 1200 | 45600 |
Cộng: | 178600 |
Giải Toán SGK Đại số 6 tập 1 trang 17 Bài 30
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x - 34).15 = 0;
b) 18.(x - 16) = 18
Phương pháp giải
a) Chú ý rằng nếu tích bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0.
b) Thừa số chưa biết = tích : thừa số đã biết
Tổng = số hạng + số hạng
Lời giải:
a) Một tích bằng 0 chỉ khi có ít nhất một thừa số bằng 0.
(x – 34).15 = 0
x – 34 = 0 (vì 15 > 0)
x = 34.
b)
18.(x – 16) = 18
x – 16 = 18 : 18
x – 16 = 1
x = 1 + 16
x = 17.