Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Giải bài tập Toán lớp 6 tập 1: Quy tắc dấu ngoặc với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

A. Lý thuyết quy tắc dấu ngoặc

1. Quy tắc dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

2. Tổng đại số

Vì phép trừ đi một số là phép cộng với số đối của số đó nên một dãy các phép cộng và phép trừ có thể đổi thành một dãy các phép cộng. Vì thế: Một dãy các phép tính cộng trừ những số nguyên được gọi là một tổng đại số.

Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng (với số đối), ta có thể bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc.

Lưu ý: Trong một tổng đại số, ta có thể:

+ Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.

+ Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

B. Giải Toán lớp 6 bài 15 Quy tắc dấu ngoặc Kết nối tri thức

Nội dung chi tiết giải các câu hỏi bài tập SGK Toán 6 Kết nối tri thức bài Quy tắc dấu ngoặc tại:

C. Giải bài tập SGK Toán lớp 6 tập 1 Sách Cũ

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Toán 6 tập 1

a) Tìm số đối của: 2, (-5), 2 + (-5)

b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5)

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Số đối của 2 là: -2

Số đối của -5 là 5

Vì 2 + (-5) = -3 nên số đối của -3 là 3

b) Ta có 2 + (-5) = 2 + (-5)

Câu hỏi 2 trang 83 SGK Toán 6 tập 1

Tính và so sánh kết quả của:

a) 7 + (5 - 13) và 7 + 5 + (-13)

b) 12 - (4 - 6) và 12 - 4 + 6

Hướng dẫn giải chi tiết

a) 7 + (5- 13) = 7 + (-8) = -1

7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1

Vậy 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (-13)

b) 12 - (4 - 6) = 12 - (-2) = 12 + 2 = 14

12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14

Vậy 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6

Câu hỏi 3 trang 83 SGK Toán 6 tập 1

Tính nhanh:

a) (768 - 39) - 768b) (-1579) - (12 - 1579)

Hướng dẫn giải chi tiết

a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 - 768 = (768 - 768) - 39 = 0 - 39 = -39

b) (-1579) - (12 - 1579)  = -1579 - 12 + 1579 = (-1579) + 1579 - 12 = 0 - 12 = -12

Bài 57 trang 85 SGK Toán 6 tập 1

Tính tổng:

a) (-17) + 5 + 8 + 17;b) 30 + 12 + (-20) + (-12);
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440;d) (-5) + (-10) + 16 + (-1).

Hướng dẫn:

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

+ Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) (-17) + 5 + 8 + 17

= [(-17) + 17] + (5 + 8)

= 0 + 13 = 13

b) 30 + 12 + (-20) + (-12)

= [30 + (-20)] + [12 + (-12)]

= 10 + 0 = 10

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440

= [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440]

= (-10) + 0 = -10

d) (-5) + ( -10) + 16 + (-1)

= [(-5) + ( -10) + (-1)] + 16

= (-16) + 16 = 0

Bài 58 trang 85 SGK Toán 6 tập 1

Đơn giản biểu thức:

a) x + 22 + (-14) + 52b) (-90) – (p + 10) + 100.

Hướng dẫn:

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) x + (22 + 52) + (-14) = x + 74 + (-14) = x + [74 + (-14)] = x + (74 - 14) = x + 60

b) (-90) - (p + 10) + 100 = (-90) - p - 10 + 100 = [(-90) - 10] - p + 100

= (- 90 - 10) – p + 100 = (-100) + 100 – p = 0 – p = -p

Bài 59 trang 85 SGK Toán 6 tập 1

Tính nhanh các tổng sau:

a) (2736 – 75) – 2736;b) (-2002) – (57 – 2002).

Hướng dẫn:

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

+ Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) (2736 – 75) – 2736

= 2736 – 75 – 2736

= (2736 – 2736) – 75

= 0 – 75

= – 75

b) (- 2002) – (57 – 2002)

= (– 2002) – 57 + 2002

= (– 2002 + 2002) – 57

= 0 – 57

= – 57

Bài 60 trang 85 SGK Toán 6 tập 1

Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17).

Hướng dẫn:

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) (27+ 65) + (346 - 27 - 65)

= 27 + 65 + 346 - 27 - 65

= (27- 27) + (65 - 65) + 346

= 0 + 0 + 346 = 346

b) (42 - 69+ 17) - (42 + 17)

= 42- 69 + 17 – 42 – 17

= (42 - 42) + (17 - 17) - 69

= 0 + 0 – 69 = -69

-----------------------

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo Chuyên đề Toán 6 hay các dạng bài tập cuối tuần Toán 6 cùng với các dạng Đề thi học kì 1 lớp 6Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
103
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Toán lớp 6

    Xem thêm