Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 bài 3

Toán lớp 6 bài 3 của 3 bộ sách: Kết nối tri thức, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng theo chương trình sách mới, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 6 hiệu quả.

1. Giải Toán lớp 6 bài 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Toán lớp 6 bài 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Toán 6 sách mới, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức. Tham khảo chi tiết: Giải Toán lớp 6 bài 3 Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên Kết nối tri thức

Toán lớp 6 tập 1 trang 14 Câu 1.13

Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn

Đáp án

Các số liền trước và liền sau của số 3 532 là: 3 531 ; 3 533 ; 3 534

Các số liền trước và liền sau của số 3529 là: 3 528 ; 3 527 ; 3 530

Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3 527; 3 528; 3530; 3 531; 3 533; 3 534

Toán lớp 6 tập 1 trang 14 Câu 1.14

Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu "<" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.

Đáp án

Số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c.

Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c

Do đó b < c

Vì a bé nhất nên ta có a < b < c

* Ví dụ: a = 5; b = 7; c = 8

Số a bé nhất và điểm b nằm giữa hai điểm a và c trên tia số

Toán lớp 6 tập 1 trang 14 Câu 1.15

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) M = {x ∈ N| 10 ≤ x < 15}

b) K = {x ∈ N*| x ≤ 3}

c) L = {x ∈ N| x ≤ 3}

Đáp án

a) M = {10; 11; 12; 13; 14}

b) K = {1; 2; 3}

c) L = {0; 1; 2; 3}

Toán lớp 6 tập 1 trang 14 Câu 1.16

Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như nào cho đúng?

Đáp án

Cường giải thích như thế là không đúng.

Vì cách đặt tên các điểm được đánh dấu tương tự như việc đặt tên các điểm trên tia số.

Chiều cao của các bạn theo thứ tự tăng dần là 148cm, 150cm, 153cm ứng với chiều cao của Cường, An và Bắc

Do vậy cần đánh dấu các điểm theo thứ tự từ dưới lên là C, A, B.

Trắc nghiệm bài 3 Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

2. Giải Toán lớp 6 bài 3 sách Chân trời sáng tạo

Toán lớp 6 bài 3 sách CTST bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 3 Toán 6 trang 13, 14, 15 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6. Chi tiết: Giải Toán lớp 6 bài 3 Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên Chân trời sáng tạo.

Toán lớp 6 tập 1 trang 15 Câu 1

Tính một cách hợp lí:

a) 2 021 + 2 022+ 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029;

b) 30 . 40 . 50 . 60.

Đáp án

a) 2 021 + 2 022+ 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029

= (2 021 + 2 029) + (2 022 + 2 028) + (2 023 + 2 027) + (2 024 + 2 026) + 2 025

= 4 050 + 4 050 + 4 050 + 4 050 + 2025

= 18 225

b) 30 . 40 . 50 . 60

= 40 . 50 . 30 . 60

= 2000 . 1800

= 3 600 000.

Toán lớp 6 tập 1 trang 15 Câu 2

Bình được mẹ mua cho 9 quyển vở, 5 cái bút bi và 2 cục tẩy. Giá mỗi quyển vở là 6500 đồng; giá mỗi cái bút bi là 4500 đồng; giá mỗi cục tẩy là 5000 đồng. Mẹ Bình đã mua hết bao nhiêu tiền?

Đáp án

Mẹ Bình đã mua hết số tiền là: 9 × 6 500 + 5 × 4 500 + 2 × 5 000 = 91 000 (đồng).

Đáp án: 91 000 đồng.

Toán lớp 6 tập 1 trang 15 Câu 3

Một chiếc đồng hồ đánh chuông theo giờ. Đúng 8 giờ, nó đánh 8 tiếng “boong"; đúng 9 giờ, nó đánh 9 tiếng “boong", ... Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày, nó đánh bao nhiều tiếng “boong"?

Đáp án

Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh:

8 + 9 + 10 + 11 + 12 = (8 + 12) + (9 + 11) + 10 = 20 + 20 + 10 = 50 (tiếng đánh).

Vậy: Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày nó sẽ đánh 50 tiếng đánh.

Toán lớp 6 tập 1 trang 15 Câu 4

Biết rằng độ dài đường xích đạo khoảng 40000 km. Khoảng cách giữa thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 2000 km. Độ dài đường xích đạo dài gấp mấy lần khoảng cách giữa hai thành phố trên?

Đáp án

Độ dài đường xích đạo so với khoảng cách giữa hai thành phố trên là:

40 000 : 2 000 = 20 (lần).

Vậy: Độ dài đường xích đạo dài gấp 20 lần khoảng cách giữa hai thành phố trên.

Trắc nghiệm bài 3 Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên 

3. Giải Toán lớp 6 bài 3 Cánh Diều

Toán lớp 6 bài 3 Cánh Diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học bài 3 Toán 6, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập Giải Toán 6 sách Cánh Diều. Các em học sinh so sánh đối chiếu với bài tập mình tự giải.

Tham khảo: Giải Toán lớp 6 bài 3 Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên Cánh Diều

Bài 1 trang 16 Toán lớp 6 tập 1

Tính:

a) 127 + 39 + 73;

b) 135 + 360 + 65 + 40

c) 417 - 17 - 299;

d) 981- 781 + 29

Đáp án

a) 127 + 39 + 73;

= (127 + 73) + 39

= 200 + 39

= 239

b) 135 + 360 + 65 + 40

= (135 + 35) + ( 360 + 40)

= 170 + 400

= 570

c) 417 - 17 - 299;

= (417 - 17) - 299

= 400 - 299

= 101

d) 981- 781 + 29

= (981 - 781) + 29

= 200 + 29

= 229

Bài 2 trang 16 Toán lớp 6 tập 1

Có thể tính nhẩm tổng bằng cách tách một số hạng thành tổng của hai số hạng khác.

Ví dụ: 89 + 35 = 89 + (11 + 24) = (89 + 11) + 24 = 100 + 24 = 124

Hãy tính nhẩm:

a) 79 + 65

b) 996 + 45

c) 37 + 198

d) 3 492 + 319

Đáp án

a) 79 + 65 = (44 + 35) + 65 = 44 + (35 + 65) = 44 + 100 = 144

b) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041

c) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235

d) 3 492 + 319 = 3 492 + (8 + 311) = (3 492 + 8) + 311 = 3 500 + 311 = 3 811

Bài 3 trang 16 Toán lớp 6 tập 1

Có thể tính nhẩm hiệu bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp.

Ví dụ: 429 - 98 = (427 + 2) - (98 + 2) = 429 - 100 = 329

Hãy tính nhẩm:

a) 321 - 96

b) 1 454 - 997

c) 561 - 19

d) 2 572 - 994

Đáp án

a) 321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4) = 325 - 100 = 225

b) 1 454 - 997 = (1 454 + 3) - (997 + 3) = 1 457 - 1000 = 457

c) 561 - 195 = (561 + 5) - (195 + 5) = 566 - 200 = 366

d) 2 572 - 994 = (2 572 + 6) - (994 + 6) = 2 578 - 1000 = 1 578

Bài 4 trang 17 Toán lớp 6 tập 1

Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội - Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:

Giải bài tập 4 SGK Cách Diều Toán 6 tập 1 trang 17

a) Hãy tính quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng.

b) Hãy tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương; từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng.

c) Tàu dừng bao lâu ở ga ải Dương? Ở ga Phú Thái?

d) Tính thời gian thực tàu chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng.

Đáp án

a) Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là: 57 - 5 = 52 (km)

Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là: 102 - 57 = 45 (km)

b) Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là: 7 giờ 15 phút - 6 giờ 00 phút = 1 giờ 15 phút

Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng: 8 giờ 25 phút - 6 giờ 00 phút = 2 giờ 25 phút

c) Tàu dừng 5 phút ở ga Hải Dương và 2 phút ở ga Phú Thái.

d) Thời gian tàu đi từ ga Gia Lâm đến ga Hải phòng là: 8 giờ 25 phút - 6 giờ 16 phút = 2 giờ 9 phút

Ở ga Cẩm Giàng, ga Phú Thái và ga Thượng Lý tàu đều dừng 2 phút.

Ở ga Hải Dương tàu dừng 5 phút.

=> Thời gian thực tàu chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:

2 giờ 9 phút - 2 phút x 3 - 5 phút = 1 giờ 58 phút.

Bài 5 trang 17 Toán lớp 6 tập 1

Một cơ thẻ trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày khoảng: 450 ml qua da (mồ hôi), 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua tra đổi chất, 1500 ml qua tiểu tiện.

(Nguồn: Bộ văn hóa Niedersachsen xuất bản 2012)

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?

b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thụ được khoảng 1000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải uống thêm khoảng bao nhiêu nước để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày?

Đáp án

a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày là:

450 + 550 + 150 + 350 + 1500 = 2850 (ml nước)

b) Lượng nước một người thành cần phải uống thêm để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày là:

2850 - 1000 = 1850 (ml nước)

Bài 6 trang 17 Toán lớp 6 tập 1

Sử dụng máy tính cầm tay:

Giải bài tập 6 SGK Cách Diều Toán 6 tập 1 trang 17

Dùng máy tính cầm tay để tính:

1 234 + 567; 413 - 256; 654 - 450 - 74

Đáp án

Sử dụng máy tính cầm tay để tính:

1 234 + 567 = 1 801

413 - 256 = 157

654 - 450 - 74 = 130

Trắc nghiệm bài 3 Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 bài 4

Chia sẻ, đánh giá bài viết
169
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh nguyen
    Minh nguyen

    có cái viết sai


    Thích Phản hồi 17:16 15/09
    • thuy hoang
      thuy hoang hay
      Thích Phản hồi 09/09/20
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Giải bài tập Toán lớp 6

      Xem thêm