Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Giải bài tập trang 82, 83 SGK Toán lớp 6 tập 1: Phép trừ hai số nguyên với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

A. Lý thuyết Phép trừ hai số nguyên

+ Quy tắc trừ hai số nguyên: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b. Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b.

+ Như vậy, hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b. Hiệu của hai số nguyên a và b vẫn kí hiệu là a - b và đọc là a trừ b.

a – b = a + (-b)

+ Lưu ý: Nếu x = a – b thì x + b = a. Ngược lại nếu x + b = a thì x = a – b.

Thật vậy, nếu x = a – b thì a = a + [(-b) + b] = [a + (-b)] + b = (a – b) + b = x + b.

Ngược lại, nếu x + b = a thì x = x + [b + (-b)] = (x + b) + (-b) = a + (-b) = a – b.

+ Nhận xét: Trong N phép trừ a cho b chỉ thực hiện được khi a ≥ b. Nhưng trong Z phép trừ a cho b luôn luôn thực hiện được.

B. Giải bài tập SGK Toán lớp 6 tập 1 trang 82, 83

Bài 47 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Tính: 2 – 7;       1 – (-2);       (-3) – 4;        (-3) – (-4).

Hướng dẫn:

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

2 – 7 = 2 + (-7) = -5

1 – (-2) = 1 + 2 = 3

(-3) – 4 = -7 = (-3) + (-4) = -7

(-3) – (-4) = (-3) + 4 = 1

Bài 48 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

0 - 7 = ?,      7 - 0 = ?;     a - 0 = ?;      0 - a = ?

Hướng dẫn:

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

0 – 7 = 0 + (-7) = -7

7 – 0 = 7 + (-0) = 7 + 0 = 7

a – 0 = a + (-0) = a + 0 = a

0 – a = 0 + (-a) = -a

Bài 49 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống:

a- 150
-a-2-(-3)

Hướng dẫn:

+ Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.

+ Số đối của số nguyên a là số nguyên dương nếu a là số nguyên âm.

+ Số đối của số nguyên a là số nguyên âm nếu a là số nguyên dương.

+ Số đối của 0 chính là số 0

Lời giải:

a-1520-3
-a15-20-(-3)

Bài 50 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Đố: Dùng các số 2, 9 và các phép toán "+", "-" điền vào các ô trống trong bảng sau đây để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần:

Bài tập môn Toán lớp 6

Hướng dẫn:

+ Thứ tự thực hiện phép tính: nhân chia trước, cộng trừ sau.

Lời giải:

Bài tập môn Toán lớp 6

Bài 51 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Tính:    a) 5 – (7 – 9);                                b) (-3) – (4 – 6).

Hướng dẫn:

+ Thứ tự thực hiện phép tính: Nếu các biểu thức có cách dấu ngoặc thì ta tự hiện các phép tính trong ngoặc trước sau đó thực hiện các phép tính ở ngoài dấu ngoặc.

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

a) 5 – (7-9) = 5 – [7+ (-9)] = 5 – (-2) = 5 + 2 = 7

b) (-3) – (4 – 6) = (-3) – [4 + (-6)] = (-3) – (-2) = (-3) + 2 = -1

Bài 52 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm -287 và mất năm -212.

Hướng dẫn:

Để tính được số tuổi, ta lấy năm mất - năm sinh.

Lời giải:

Tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là:

-212 – (-287) = -212 + 287 = 287 – 212 = 75 (tuổi)

Bài 53 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống:

x-2-930
y7-1815
x - y

Hướng dẫn:

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

x-2-930
y7-1815
x - y-9-8-5-15

Bài 54 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Tìm số nguyên x, biết:

a) 2 + x = 3;b) x + 6 = 0;c) x + 7 = 1.

Hướng dẫn:

+ Trong phép cộng, để tìm thừa số chưa biết, ta lấy tổng trừ đi thừa số đã biết.

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

a) 2 + x = 3

x = 3 -2

x = 3 + (-2)

x = 1

b) x + 6 = 0

x = 0 – 6

x = 0 + (-6)

x = -6

c) x + 7 = 1

x = 1 – 7

x = 1+ (-7)

x = -6

Bài 55 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Đố vui: Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau:

Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.

Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ.

Hướng dẫn:

+ Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b: a – b = a + (-b)

Lời giải:

+ Hồng nói đúng.Ví dụ: 2 – (-7) = 2 + 7 = 9

+ Hoa: Sai

+ Lan: Đúng (-7) – (-8) = (-7) + 8 =1

Bài 56 trang 82 SGK Toán 6 tập 1

Sử dụng máy tính bỏ túi

Giải Toán lớp 6 bài 7: Phép trừ hai số nguyên

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

a) 169 - 733b) 53 – (-478)c) – 135 – (-1936) 

Lời giải:

a) 169 - 733 = -564b) 53 – (-478) = 531c) – 135 – (-1936) = 1801
Chia sẻ, đánh giá bài viết
101
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Toán lớp 6

    Xem thêm