Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Lời giải bài tập Toán 6 này bao gồm các bài tập tham khảo chương 1 số học lớp 6, dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, nhằm giúp các em hệ thống kiến thức học tập, ôn tập tốt môn Toán lớp 6. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo các bài tập môn Toán dưới đây.

Lý thuyết Điểm. Đường thẳng

1. Điểm, đường thẳng là các hình, hình học không gian được định nghĩa.

Hình ảnh của điểm: Một dấu chấm nhỏ.

Hình ảnh của đường thẳng: Sợi chỉ căng thẳng.

2. Vị trí của điểm và đường thẳng

Trong hình bên:

- Điểm A thuộc đường thẳng m, kí hiệu A ∈ m.

- Điểm B không thuộc đường thằng m, kí hiệu B ∉m.

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài tập luyện Điểm và đường thẳng

Bài 1. Cho hình vẽ:

1. Có những điểm nào nằm trên đường thẳng a và nằm ngoài đường thẳng b không?

2. Có những điểm nào nằm trên đường thẳng b và nằm ngoài đường thẳng a không?

3. Có những điểm nào không thộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b?

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 2. Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: Vẽ đường thẳng a; vẽ A thuộc đường thẳng a; vẽ điểm B và C không thuộc đường thẳng a.

Bài 3. Cho hình vẽ bên:

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Hãy dùng kí hiệu ∈ ∉để biểu diễn quan hệ về vị trí của điểm M, N với đường thẳng a,b

Bài 4. Cho hình vẽ bên:

1. Hãy chỉ ra những điểm thuộc đường thẳng a. Viết kí hiệu.

2. Hãy chỉ ra những điểm không thuộc đường thẳng a. Viết kí hiệu.

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 5. Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để phát triển đúng và đủ tính chất điểm thuộc đường thẳng:

1. Với mội đường thẳng bất kì thì có những điểm…………… và có những điểm…………..

2. Với một đường thẳng………thì có………. nằm trên nó và có ………không nằm trên nó.

Hướng dẫn - lời giải - đáp số

Bài 1

a, Điểm nằm trên đường thẳng a và nằm ngoài đường thẳng b là điểm B và D

b, Điểm nằm trên đường thẳng b và nằm ngoài đường thẳng a là điểm C và E.

c, Điểm thuộc đường thẳng a và thuộc đường thẳng b là A

d, Điểm không thuộc đường thẳng a, không thuộc đường thẳng b là diểm M.

Bài 2.

Em có thể vẽ hình như bên:
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 3. M a; M b; N a; N b .

Bài 4. a, Điểm A và C thuộc đường thẳng a: A ∈ a. C ∈ c.

b, Điểm B,D,E không thuộc đường thẳng a: B ∉ a, D ∉ a, E ∉a.

Bài 5.

a, Nằm trên nó; Không nằm trên nó.

b, Bất kì; những điểm; những điểm.

Lưu ý:

a, Có thể thay đổi chữ nằm trên bằng chữ “thuộc”

b, Nếu trả lời có: Có (một điểm) thì chưa đầy đủ.

Nếu trả lời: Đường thẳng nào đó thì chưa đầy đủ.

Hướng dẫn giải bài tập Toán 6 bài Điểm - Đường Thẳng

Bài 1 trang 104 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Đặt tên cho các điểm và đường thẳng còn lại ở hình

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Giải:

- Trong hình còn 4 điểm chưa đặt tên, ta dùng 4 chữ cái in hoa, chẳng hạn A,B,C,D để đặt tên cho 4 điểm đó.

- Trong hình còn 2 đường thẳng chưa đặt tên, ta dùng hai chữ cái thường chẳng hạn b,c để đặt tên cho hai đường thẳng đó.

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng
Bài 2 trang 104 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Vẽ 3 điểm A,B,C và ba đường thẳng a, b, c.

Giải: Em có thể vẽ hình như sau:
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 3 trang 104 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Xem hình 7 để trả lời các câu hỏi sau:

a, Điểm A thuộc những đường thẳng nào? Điểm B thuộc những đường thẳng nào? Viết trả lời bằng những ngôn ngữ thông thường và kí hiệu.

b, Những đường thẳng nào đi qua B, những đường thẳng nào đi qua C, ghi kết quả bằng kí hiệu.

c, Điểm D nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.

Giải.

a, Điểm A thuộc 2 đường thẳng n và q: A ∈ n, A ∈ q.
Điểm B thuộc ba đường thẳng m,n và p: B ∈ m, B ∈ n, B ∈ p.

b, Ba đường thẳng m,n, p đi qua điểm B: B ∈ m, B ∈ n , B ∈ p.

c, Điểm D nằm trên đường thẳng q và không nằm trên ba đường thẳng m,n,p: B ∈ q, B ∉ m, B ∉ n, B ∉ p.

Bài 4 trang 105 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a, Điểm C nằm trên đường thẳng a.

b, Điểm B nằm ngoài đường thẳng b

Giải: Em có thể vẽ như hình bên:
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 5 trang 105 SGK 6 tập 1

Vẽ hình theo các kí hiệu sau: A ∈ p; B ∉ q

Giải:

Vẽ đường thẳng p rồi lấy điểm A nằm trên đường thẳng đó.
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Vẽ đường thẳng q rồi lấy điểm B nằm ngoài đường thẳng đó.
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 6 trang 105 SGK Toán 6 tập 1

Cho đường thẳng m, điểm A thuộc đường thẳng m điểm B không thuộc đường thẳng m.

a, Vẽ hình và kí hiệu.

b, Có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m không? Hãy vẽ hai điểm như thế và viết kí hiệu.

c, Có những điểm không thuộc đường thẳng m mà khác với điểm B không? Hãy vẽ hai điểm như thế và viết kí hiệu.

Giải:

a, A ∈ m; B ∉ m.

b, Có những điểm khác điểm A mà cũng thuộc đường thẳng m, chẳng hạn hai điểm C và D: C ∈ m, D ∈ m.

c, Có những điểm khác mà không thuộc đường thẳng m, chẳng hạn hai điểm M và N: M ∉ m, N ∉ n

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 7 trang 105 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Đố: Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải hình ảnh của một đường thẳng không?

Giải: Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
79
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Toán lớp 6

    Xem thêm