Bài tập toán lớp 6 - Số nguyên

Bài tập toán lớp 6 - Số nguyên được VnDoc đăng tải sau đây cung cấp cho các bạn đề cương ôn tập Số học 6, bên cạnh đó là các đề ôn tập về số nguyên, giúp các bạn hệ thống kiến thức học tập, ôn tập tốt môn Toán lớp 6. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo các bài tập môn Toán dưới đây về chủ đề số Nguyên.

Số nguyên là gì?

Tập hợp số nguyên kí hiệu là Z, bao gồm các số tự nhiên và các số âm. Có nghĩa là bao gồm các số âm + số 0 + các số dương.

Các số nguyên thuộc tập Z sẽ có những tính chất cơ bản sau đây:

  • Không có khái niệm số nguyên lớn nhất và số nguyên nhỏ nhất. Khái niệm lớn nhất và nhỏ nhất chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào điều kiện trong từng trường hợp.
  • Số nguyên dương nhỏ nhất là 1. Số nguyên âm lớn nhất là -1.
  • Số nguyên Z bao gồm vô số tập con hữu hạn. Những tập con đó sẽ có số nguyên nhỏ nhất và lớn nhất xác định.
  • Không tồn tại một số nguyên nào nằm giữa hai số nguyên liên tiếp.

Đề cương ôn tập Chương 2 Số học 6

Bài 1: Tính hợp lí
  1. (-37) + 14 + 26 + 37
  2. (-24) + 6 + 10 + 24
  3. 15 + 23 + (-25) + (-23)
  4. 60 + 33 + (-50) + (-33)
  5. (-16) + (-209) + (-14) + 209
  6. (-12) + (-13) + 36 + (-11)
  7. -16 + 24 + 16 – 34
  8. 25 + 37 – 48 – 25 – 37
  9. 2575 + 37 – 2576 – 29
  10. 34 + 35 + 36 + 37 – 14 – 15 – 16 – 17
Bài 2: Bỏ ngoặc rồi tính
  1. -7264 + (1543 + 7264)
  2. (144 – 97) – 144
  3. (-145) – (18 – 145)
  4. 111 + (-11 + 27)
  5. (27 + 514) – (486 – 73)
  6. (36 + 79) + (145 – 79 – 36)
  7. 10 – [12 – (-9 - 1)]
  8. (38 – 29 + 43) – (43 + 38)
  9. 271 – [(-43) + 271 – (-17)]
  10. -144 – [29 – (+144) – (+144)]
Bài 3: Tính tổng các số nguyên x biết:
  1. -20 < x < 21
  2. -18 ≤ x ≤ 17
  3. -27 < x ≤ 27
  4. │x│≤ 3
  5. │-x│< 5
Bài 4: Tính tổng
  1. 1 + (-2) + 3 + (-4) + . . . + 19 + (-20)
  2. 1 – 2 + 3 – 4 + . . . + 99 – 100
  3. 2 – 4 + 6 – 8 + . . . + 48 – 50
  4. – 1 + 3 – 5 + 7 - . . . . + 97 – 99
  5. 1 + 2 – 3 – 4 + . . . . + 97 + 98 – 99 - 100
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
  1. x + 8 – x – 22 với x = 2010
  2. -x – a + 12 + a với x = -98; a = 99
  3. a – m + 7 – 8 + m với a = 1; m = - 123
  4. m – 24 – x + 24 + x với x = 37; m = 72
  5. (-90) – (y + 10) + 100 với p = -24
Bài 6: Tìm x
  1. -16 + 23 + x = - 16
  2. 2x – 35 = 15
  3. 3x + 17 = 12
  4. │x - 1│= 0
  5. -13 .│x│ = -26
Bài 7: Tính hợp lí
  1. 35 . 18 – 5. 7. 28
  2. 45 – 5 . (12 + 9)
  3. 24 . (16 – 5) – 16. (24 - 5)
  4. 29 . (19 – 13) – 19 . (29 – 13)
  5. 31 . (-18) + 31 . (- 81) – 31
  6. (-12) . 47 + (-12) . 52 + (-12)
  7. 13 . (23 + 22) – 3.(17 + 28)
  8. -48 + 48 . (-78) + 48 . (-21)
Bài 8: Tính
  1. (-6 – 2). (-6 + 2)
  2. (7. 3 – 3) : (-6)
  3. (-5 + 9) . (-4)
  4. 72 : (-6. 2 + 4)
  5. -3. 7 – 4. (-5) + 1
  6. 18 – 10 : (+2) – 7
  7. 15 : (-5) . (-3) – 8
  8. (6 . 8 – 10 : 5) + 3. (-7)

Bài 9: So sánh

  1. (-99) . 98 . (-97) với 0
  2. (-5) . (-4) . (-3) . (-2) . (-1) với 0
  3. (-245) . (-47) . (-199) với 123 . (+315)
  4. 2987 . (-1974) . (+243) . 0 với 0
  5. (-12) . (-45) : (-27) với │-1│

Bài 10: Tính giá trị của biểu thức

(-25). ( -3). x với x = 4

(-1). (-4) . 5 . 8 . y với y = 25

(2ab2) : c với a = 4; b = -6; c = 12

[(-25).(-27).(-x)] : y với x = 4; y = -9

(a2 - b2) : (a + b) (a – b) với a = 5 ; b = -3

Bài 11: Điền số vào ô trống

a

-3

+8

0

-(-1)

- a

-2

+7

│a│

a2

Bài 12: Điền số vào ô trống

A

-6

+15

10

B

3

-2

-9

a + b

-10

-1

a – b

15

a . b

0

-12

a : b

-3

Bài 13: Tìm x:

1/ (2x – 5) + 17 = 6

2/ 10 – 2(4 – 3x) = -4

3/ - 12 + 3(-x + 7) = -18

4/ 24 : (3x – 2) = -3

5/ -45 : 5.(-3 – 2x) = 3

Bài 14: Tìm x

1/ x.(x + 7) = 0

2/ (x + 12).(x-3) = 0

3/ (-x + 5).(3 – x ) = 0

4/ x.(2 + x).( 7 – x) = 0

5/ (x - 1).(x +2).(-x -3) = 0

Đề ôn tập Chương 2 lớp 6 - Số nguyên - Số 1

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Bài 1: Cho độ cao của một số địa điểm như sau: Tam Đảo: 2591m, Biển chết: -392m.

Các câu sau đúng hay sai?

a) Đỉnh núi Tam Đảo cao hơn mực nước biển là 2591m

b) Biển chết có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là -392m

Bài 2: Cho trục số sau:

Bài tập số nguyên lớp 6

Các câu sau đúng hay sai?

a) Điểm M biểu diễn số |-4|

b) Điểm N biểu diễn số -3

Bài 3: Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu sau:

a) – [7 + 8 - 9]=

A. -7 – 8 + 9

B. -7 – 8 – 9

C. 7 – 8 + 9

D. 7 – 8 – 9

b) Tổng các số nguyên x sao cho -5 < x < 4 là:

A. 0

B. -5

C. -4

D. -9

c) Giá trị của (-2).3 là:

A. 8

B. -8

C. 6

D. -6

d) -54 – 18 =

A. 36

B. -36

C. 72

D. -72

II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1 (1 điểm): Sắp xếp các số trên theo thứ tự tăng dần: -11 ; 12 ; -10 ; |-9| ; 23 ; 0; 150; 10

Bài 2 (2 điểm): Tính hợp lý (nếu có thể):

-23 . 63 + 23 . 21 – 58 . 23

Bài 3 (2,5 điểm): Tìm số nguyên x biết:

a) 3x + 27 = 9

b) 2x + 12 = 3(x – 7)

c) 2x2 – 1 = 49

Bài 4 (1 điểm): Cho biểu thức: A = (-a - b + c) – (-a – b – c)

a) Rút gọn A

b) Tính giá trị của A khi a = 1; b = -1; c = -2

Bài 5 (0,5 điểm): Tìm tất cả các số nguyên a biết: (6a +1) ( 3a -1)

Đề ôn tập Chương 2 lớp 6 - Số nguyên - Số 2

A/- TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1. Khoanh tròn ký tự đầu câu em cho là đúng nhất trong các câu từ 1 – 4 sau :

1/ Khi bỏ dấu ngoặc của biểu thức (95 - 4) - (12 + 3) ta được:

a.. 95 - 4 - 12 + 3

b. 94 - 4 + 12 + 3

c. 95 - 4- 12 - 3

d. 95 - 4 + 12 - 3

2/ Trong tập hợp Z các ước của -12 là:

a. {1, 3, 4, 6, 12}

b. {-1; -2; -3; -4; -6; -12; 1; 2; 3; 4; 6; 12}

c. {-1; -2; -3; -4; -6}

d. {-2; -3; -4 ; -6; -12}

3/ Giá trị x thoả mãn x + 4 = -12 là:

a. 8 b. -8 c. -16 d. 16

4/ Số đối của (–18) là :

a. 81

b. 18

c. (–18)

d. (–81)

Câu 2: (1 điểm) Điền dấu (<, =, >) thích hợp vào mỗi chỗ trống sau:

a) 5 ….. -9

b) -8 ….. -3

c) -12 ….. 13

d) 25 ….. Ι-25Ι

Câu 3. Đánh dấu “X” vào ô thích hợp :

Khẳng định

Đúng

Sai

a/ Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương

b/ Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên dương

c/ Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương

d/ Số 0 là số nguyên dương nhỏ nhất.

B/- TỰ LUẬN : (7 điểm)

Bài 1. (1 điểm) Sắp xếp lại các số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn :

(–43) ; (–100) ; (–15) ; 105 ; 0 ; (–1000) ; 1000

Bài 2. (3 điểm) Thực hiện phép tính :

a/ 210 + [46 + (–210) + (–26)] ;

b) (-8)-[(-5) + 8];

c) 25.134 + 25.(-34)

Bài 3. (2 điểm) Tìm các số nguyên x biết:

a) x + (-35)= 18

b) -2x - (-17) = 15

Bài 4. (1 điểm) Tìm hai số nguyên a , b biết : a > 0 và a . (b – 2) = 3

Đề ôn tập Chương 2 lớp 6 - Số nguyên - Số 3

A/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm )

Câu 1: Tập hợp các số nguyên âm gồm

A. các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.

B. số 0 và các số nguyên âm.

C. các số nguyên âm và các số nguyên dương.

D. số 0 và các số nguyên dương.

Câu 2: Sắp sếp các số nguyên: 2; -17; 5; 1; -2; 0 theo thứ tự giảm dần là:

A. 5; 2; 1; 0; -2; -17

B. -17; -2; 0; 1; 2; 5

C. -17; 5; 2; -2; 1; 0

D. 0; 1; -2; 2; 5; -17

Câu 3: Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức: 2009 – (5 – 9 + 2008) ta được:

A. 2009 + 5 – 9 – 2008

B. 2009 – 5 – 9 + 2008

C. 2009 – 5 + 9 – 2008

D. 2009 – 5 + 9 + 2008

Câu 4: Tập hợp các số nguyên là ước của 6 là:

A. {1; 2; 3; 6}

B. {-1; -2; -3; -6}

C. {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}

D. { -6; -3; -2; -1; 0}

Câu 5: Kết quả của phép tính: (-187) + 178 bằng:

A. 365

B. -365

C. 9

D. -9

Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. -(-2) = - 2 B. – (– 2) = 2 C. |– 2| = – 2 D. – | – 2| = 2

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 7 . Tính:

a. 100 + (+430) + 2145 + (-530)

b. (-12) .15

c. (+12).13 + 13.(-22)

d. {[14 : (-2)] + 7} : 2012

Câu 8: Tìm số nguyên x, biết:

a) 3x – 5 = -7 – 13 b)

Câu 9: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x, biết: -8 < x < 9

--------------------------------------------------

Để học tốt môn Toán lớp 6, mời các bạn tham khảo các chuyên mục:

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đánh giá bài viết
340 113.478
Sắp xếp theo

    Toán lớp 6

    Xem thêm