Giải Toán lớp 6 bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số
Giải bài tập trang 5, 6 SGK Toán lớp 6 tập 2: Mở rộng khái niệm về phân số
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 Chương 3 bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số có hướng dẫn và đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em hệ thống kiến thức học tập, ôn tập tốt toàn bộ phần Đại số 6 chương 3: Phân số. Qua đó giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải bài tập trang 95, 96 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tính chất của phép nhân
Giải bài tập trang 87, 88 SGK Toán 6 tập 1: Luyện tập quy tắc chuyển vế
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán lớp 6 tập 1: Nhân hai số nguyên cùng dấu
A. Lý thuyết mở rộng khái niệm về phân số
Tổng quát: Người ta gọi \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ Z, b ≠ 0 là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số.
Nhận xét: Số nguyên a cũng được viết dưới dạng phân số là \(\frac{a}{1}\).
B. Giải bài tập Toán 6 trang 5, 6 SGK tập 2
Bài 1 trang 5 SGK Toán 6 tập 2
Ta biểu diễn \(\frac{1}{4}\) của hình tròn bằng cách chia hình tròn bằng 4 phần bằng nhau rồi tô màu một phần như hình 1. | |
Theo cách đó hãy biểu diễn: a) \(\frac{2}{3}\)của hình chữ nhật (h.2) | |
b) \(\frac{7}{16}\) của hình vuông (h.3). |
Hướng dẫn:
a) Để biểu diễn phân số \(\frac{2}{3}\) ta chia hình chữ nhật thành 3 phần bằng nhau rồi tô màu 2 phần bằng nhau.
b) Để biểu diễn phân số\(\frac{7}{16}\) ta chia hình vuông thành 16 phần bằng nhau rồi tô màu 7 phần bằng nhau.
Lời giải:
a)
b)
Bài 2 trang 6 SGK Toán 6 tập 2
Phần tô màu trong các hình 4a, b, c, d biểu diễn phân số nào?
Hướng dẫn:
Chia mỗi hình vẽ thành các phần bằng nhau, đếm số phần đã được tô màu và viết phân số thích hợp.
Lời giải:
a) \(\frac{2}{9}\) | b) \(\frac{3}{4}\) | c) \(\frac{1}{4}\) | d) \(\frac{1}{12}\) |
Bài 3 trang 6 SGK Toán 6 tập 2
Viết các phân số sau:
a) Hai phần bảy | b) Âm năm phần chín |
c) Mười một phần mười ba | d) Mười bốn phần năm. |
Hướng dẫn:
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
Lời giải:
a) \(\frac{2}{7}\) | b) \(\frac{-5}{9}\) | c) \(\frac{11}{13}\) | d) \(\frac{14}{5}\) |
Bài 4 trang 6 SGK Toán 6 tập 2
Viết các phép chia sau dưới dạng phân số:
a) 3 : 11 | b) -4 : 7 |
c) 5 : (-13) | d) x chia cho 3 (x ∈ Z). |
Hướng dẫn giải:
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
Lời giải:
a) \(\frac{3}{11}\) | b) \(\frac{-4}{7}\) | c) \(\frac{5}{-13}\) | d) \(\frac{x}{3}\) |
Bài 5 trang 6 SGK Toán 6 tập 2
Dùng cả hai số 5 và 7 để viết thành phân số, mỗi số chỉ được viết một lần. Cũng hỏi như vậy với hai số 0 và -2.
Hướng dẫn:
Người ta gọi \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ Z, b ≠ 0 là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số.
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
Lời giải:
Phân số được tạo từ hai số 5 và 7 (mỗi số chỉ được viết một lần) là: \(\frac{5}{7}\) và \(\frac{7}{5}\)
Phân số được tạo từ hai số 0 và 2 (mỗi số chỉ được viết một lần) là: \(\frac{0}{2}\)