Giải Toán lớp 6 Bài 1: Làm quen với số nguyên âm
Giải bài tập trang 68 SGK Toán lớp 6 tập 1: Làm quen với số nguyên âm
Giải bài tập trang 68 SGK Toán lớp 6 tập 1: Làm quen với số nguyên âm với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.
Tham khảo thêm:
- Giải bài tập trang 59, 60 SGK Toán lớp 6 tập 1: Bội chung nhỏ nhất
- Giải bài tập trang 63, 64 SGK Toán lớp 6 tập 1: Ôn tập chương 1
A. Lý thuyết Làm quen với số nguyên âm
1. Số nguyên âm
Trong thực tế, bên cạnh các số tự nhiên, người ta còn dùng các số với dấu "-" đằng trước, như: -1; -2; -3; .... (đọc là âm 1, âm 2, âm 3, ... hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3,...). Những số như thế được gọi là số nguyên âm.
2. Trục số
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số. Khi đó ta được một trục số.
Như vậy một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm 0 gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài, mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm 0, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái điểm 0.
B. Giải bài tập SGK Toán lớp 6 tập 1 trang 68
Câu hỏi 4 trang 57 SGK Toán 6 tập 1
Các điểm A, B, C, D ở trục số trên hình 33 biểu diễn những số nào?
Lời giải:
Điểm A trên trục số biểu diễn số -6 (âm 6).
Điểm B trên trục số biểu diễn số -2 (âm 2).
Điểm C trên trục số biểu diễn số 1.
Điểm D trên trục số biểu diễn số 5.
Bài 1 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Hình 35 minh họa một phần các nhiệt kế (tính theo độ C): a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế. b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt độ nào cao hơn? |
Hướng dẫn:
+ Để đọc được nhiệt số trên nhiệt kế, ta đọc số chỉ ở trên nhiệt kế và thêm đơn vị độ C.
+ Để biết được nhiệt kế có nhiệt độ cao hơn, ta so sánh vạch kẻ trên nhiệt kế, vạch kẻ nào cao hơn thì nhiệt độ cao hơn.
Lời giải:
a) Nhiệt kế a: -3o đọc là âm 3 độ C.
Nhiệt kế b: -2o đọc là âm 2 độ C.
Nhiệt kế c: 0o đọc là 0 độ C.
Nhiệt kế d: 2o đọc là 2 độ C
Nhiệt kế e: 3o đọc là 3 độ C.
b) Nhìn vào hình vẽ, ta thấy -2o cao hơn -3o
Bài 2 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Đọc độ cao của địa điểm sau:
a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ-rét (thuộc Nê-pan) là 8848 mét (cao nhất thế giới);
b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-líp-pin là -11 524 mét (sâu nhất thế giới).
Lời giải:
a) Đỉnh núi Ê-vơ-rét cao tám nghìn tám trăm bốn mươi tám mét.
b) Đáy vực Ma-ri-an cao âm mười một nghìn năm trăm hai mươi tư mét.
Bài 3 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Người ta còn dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi-ta-go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.
Hãy viết số (nguyên âm) chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra năm 776 trước Công nguyên.
Hướng dẫn:
+ Để viết số nguyên âm, ta viết dấu trừ đằng trước số đó.
Lời giải:
Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm -776 (âm bảy trăm bảy mươi sáu).
Bài 4 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
a) Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình 36
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình 37
Hướng dẫn:
Một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm 0 gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài, mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm 0, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái điểm 0.
Lời giải:
a)
b)
Bài 5 trang 68 SGK Toán 6 tập 1
Vẽ một trục số và vẽ:
- Những điểm nằm cách điểm 0 ba đơn vị,
- Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0.
Hướng dẫn:
Một trục số là một đường thẳng trên đó đã chọn điểm 0 gọi là điểm gốc, thường chọn chiều từ trái sang phải làm chiều dương và một đơn vị độ dài, mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm ở bên phải điểm 0, mỗi số nguyên âm được biểu diễn bởi một điểm ở bên trái điểm 0.
Lời giải:
Ta có:
Các điểm -3; 3 cách điểm 0 ba đơn vị.
Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0 là -1 và 1; -2 và 2; -3 và 3.
Hình vẽ: