Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3
Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3 được soạn để hỗ trợ các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 7, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.
Bài tập ôn hè lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 2 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3 nối tiếp Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 2 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3
Trường: ………..………………………………………………………………………..
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: ………………..……
Thời gian: 60 phút
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong tâm trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.
Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.
[…] Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.
(Cô hàng xén - Thạch Lam)
1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)
2. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên. (1 điểm)
3. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” có phải là câu ghép không? Giải thích. (1 điểm).
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó.
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Câu 3: Em hãy miêu tả hình ảnh ngôi trường trong kì nghỉ hè.
Đáp án đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3
Câu 1:
1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là: tự sự, so sánh, biểu cảm.
2. Các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích là: cây đa, quán gạch, sương mù, cành tre, nghiêng ngả, rào rào, thân tre, cót két, gánh hàng, đòn gánh, chắc dạ, ấm cúng, lo sợ, quanh quẩn, tâm trí, đồng rộ, gốc rạ, gió bấc, vi vút.
3. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” không phải là câu ghép. Bởi vì câu chỉ có một chủ ngữ là “cô” cùng 3 vị ngữ là “thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào”, “tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” và “đi ngang các nhà quen”. Trong đó vị ngữ “đi ngang các nhà quen” được đảo lên trước chủ ngữ.
Câu 2:
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “mồ hôi”.
- Cụ thể: hình ảnh “mồ hôi” được dùng để chỉ sự chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực cày bừa của người nông dân trên đồng ruộng - điều khó xảy ra ở những kẻ lười biếng. Chính sự lao động nhiệt huyết của người lao động mới có thể đổ xuống những giọt mồ hôi. Từ đó đem đến những thành quả xứng đáng.
- Công dụng: sử dụng biện pháp thu từ hoán dụ giúp cho hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; khơi gợi trí liên tưởng, tưởng tượng của người đọc; đồng thời làm tăng giá trị nghệ thuật của câu thơ.
Câu 3:
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh để em được nhìn thấy ngôi trường trong kì nghỉ hè. (Ví dụ: Từ hôm dự lễ Tổng kết năm học đến nay cũng đã gần 1 tháng em không đến trường, nên trong lòng rất nhớ. Thế là chiều hôm qua em và các bạn đã cùng nhau ghé qua trường để xem trong lúc học sinh nghỉ hè thì trường có gì đặc biệt không).
2. Thân bài:
- Cánh cổng chính đóng chặt, chúng em nhìn ngắm ngôi trường từ bên ngoài, thấy ngôi trường thật vắng lặng, yên tĩnh vô cùng.
- Bác bảo vệ nhìn thấy thế đã mở cánh cổng cho chúng em vào thăm trường.
- Bước vào sân trường, em nhìn ngắm mọi thứ xung quanh thật lạ lẫm:
- Sân trường (như rộng hơn hẳn khi không có các bạn học sinh, hàng ghế đá phủ một lớp bụi vì lâu rồi không có ai ngồi…)
- Các hàng hoa dọc lối đi vẫn xanh tốt vì được bác bảo vệ tưới nước thường xuyên. Em chạy đến bồn hoa của lớp mình, thật vui vì đã có vài bông hoa đnag nở rộ.
- Cây bàng, cây phượng vẫn to lớn và sừng sững, che nắng cho sân trường, đứng lặng im chờ ngày được gặp lại các bạn nhỏ.
- Tiến về phía lớp học:
- Cầu thang và dãy hành lang vắng bóng các bạn học sinh và thầy cô giáo
- Cửa các lớp học đang khóa, nhìn từ bên ngoài nhìn vào, những kỉ niệm lúc đi học lại ùa về. Làm em rất mong chờ lúc còn đi học.
- Nhìn thấy chậu hoa của lớp được chú bảo vệ chuyển ra để trên lan can đón nắng, em liền vào nhà vệ sinh lấy một chút nước ra để tưới cho cây.
- Đi dạo hết một vòng trường học, em và các bạn cùng nhau ra về. Trước đó không quên cảm ơn chú bảo vệ vì đã cho chúng em vào xem trường.
3. Kết bài
- Cảm xúc của em sau khi thăm trường trong kì nghỉ hè.
- Em rất mong sớm đến ngày được đi học lại để ngôi trường được đông vui, rộn rã.
Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn - Đề 3 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 7, đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì lớp 7. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.
Tài liệu tham khảo: