Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Sinh học

Góp ý SGK lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Sinh học là bản góp ý môn Khoa học tự nhiên mới chương trình GDPT cho các thầy cô tham khảo chi tiết.

Tham khảo: Danh mục SGK lớp 6 mới năm 2021 - 2022

Lưu ý: Tài liệu mang tính chất tham khảo, tùy từng địa phương, tùy từng trường có đánh giá cụ thể.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA

Tên sách: Khoa học tự nhiên 6. Tổng chủ biên: Cao Cự Giác.

Bộ sách: Chân trời sáng tạo.

Nội dung đánh giá

Nhận xét từng tiêu chí

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương

1.1.Cấu trúc sách giáo khoa và các bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các chủ đề, chủ điểm giúp nhà trường dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng và bố trí thời khóa biểu phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh.

Phù hợp

1.2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương, đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Ngôn ngữ cách thể hiện phù hợp

1.3. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa gắn với thực tiễn của địa phương, giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Hệ thống bài tập phù hợp với vùng miền

1.4. Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ gần gũi gắn liền với phong tục, tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Phù hợp

1.5. Sách giáo khoa phù hợp với yếu tố đặc thù của địa phương, cộng đồng dân cư các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục địa phương.


Phù hợp

1.6. Kích thước, độ dày của sách phù hợp với đặc thù môn học và lứa tuổi học sinh; thuận tiện cho sử dụng và bảo quản.Giấy in sách đảm bảo độ bền. Giá thành sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Đảm bảo

Tiêu chí 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh

2.1. Cấu trúc các chủ đề, chủ điểm có tính mở, tạo điều kiện cho nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Phù hợp

2.2. Sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, tiếp cận theo hướng đổi mới phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tại địa phương, giúp nhà trường và giáo viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện dạy học.

Đảm bảo tính khả thi

2.3. Sách giáo khoa có các nội dung, kiến thức phong phú, đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch bài học, điều chỉnh bổ sung những nội dung và hoạt động thích hợp gắn với thực tế địa phương, phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh.

Đảm bảo tính phong phú về nội dung kiến thức

2.4. Sách giáo khoa đảm bảo tính mềm dẻo, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn, lựa chọn công cụ đánh giá theo các mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh.

Phù hợp.

2.5. Sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ cao, tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động học tập phong phú, các logo được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Cân đối giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mỹ.

2.6. Khối lượng kiến thức, bài tập, hệ thống câu hỏi đảm bảo vừa sức không quá tải, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý học sinh các dân tộc trên địa bàn tỉnh, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập, thúc đẩy học sinh học tập tích cực.

Hệ thống bài tập chưa phù hợp với học sinh địa phương

2.7. Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả. Có các hoạt động phân hóa học sinh theo năng lực, phẩm chất, tăng cường trải nghiệm thực tiễn,đảm bảo tất cả các học sinh đều tiếp cận bài học dễ dàng, tạo cơ hội bình đẳng để học sinh phát triển và sáng tạo.

Đảm bảo khả năng phân hóa các đối tượng HS

Nhận xét chung:

- Ưu điểm:

+ Nội dung sách viết rõ ràng, ngôn ngữ, và cách thức phù hợp dễ hiểu, gần gũi với thực tế .

+ Cấu trúc sách giáo khoa sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học.

+ Các bài được sắp xếp theo chương,các chủ đề trên mỗi bài học trong sách giáo khoa rất khoa học. Khi triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học hiện có tại các đơn vị trường học của địa phương.

+ Sách giáo khoa có giá hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

+ Các hoạt động trong sách giáo khoa hướng dẫn rõ ràng giúp người học xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt.

+ Bố cục trình bày khoa học hợp lí giữa kênh hình và kênh chữ

+ Nội dung kiến thức đưa ra ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Hệ thống câu hỏi và kênh hình đưa ra giúp HS phát huy được tính tư duy, sáng tạo, giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức mà không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

+ Bộ sách phù hợp với HS trường THCS Sông Đà.

- Hạn chế:Hệ thống biểu tượng các hoạt động trong bài học còn khó nhớ, gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu sách.

Đánh giá bài viết
3 4.304
Sắp xếp theo

    Lớp 6

    Xem thêm