Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục công dân 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân Chân trời sáng tạo

Giáo dục công dân 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo bài 6, giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài và luyện giải GDCD 6 Chân trời sáng tạo. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

I. Khởi động GDCD 6 trang 24

Em hãy viết ra giấy các thông tin sau và chia sẻ với người cạnh bên.

Ba điều mà em thích

Ba điều mà em không thích

Ba điểm mạnh của em

Ba điểm cần cố gắng của em

Ước mơ của em

Gợi ý trả lời

Ba điều mà em thích: đọc sách, nghe nhạc, đá bóng...

Ba điều mà em không thích: Câu cá, xem phim, bơi lội

Ba điểm mạnh của em: nghe tiếng anh, giải toán, hát

Ba điểm cần cố gắng của em: Tập trung, mạnh dạn, kiên nhẫn

Ước mơ của em: kỹ sư

Các em học sinh trả lời theo ý hiểu bản thân

II. Khám phá GDCD 6 trang 24, 25

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi (Đọc các thông tin sách GDCD 6 Chân trời sáng tạo trang 24)

Mình là Linh, năm nay mười một tuổi và đang là học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Mình thấp và mũm mĩm nên mọi người gọi mình là Doraemon. Mình không thấy buồn mà ngược lại mình rất thích biệt danh đó, vì Doraemon là nhân vật truyện tranh mà mình vô cùng yêu thích. Mình có nước da ngăm đen giống bố. Lúc đầu, mình cảm thấy hơi tự ti, nhưng mẹ mình nói rằng da ngăm đen trông rất khỏe mạnh.

Là con út trong gia đình, mình được bố và mẹ yêu quý nhưng không vì thế mà mình ỷ lại, lười biếng. Ngoài thời gian học, mình và chị thường chăm sóc cây xanh và nấu ăn cùng mẹ.

Ở lớp, mình là học sinh có học lực khá. Mình luôn cởi mở, hòa đồng nên được các bạn yêu quý. Tuy nhiên, mình cũng có điểm chưa tốt là rất dễ nổi nóng. Mình tự nhủ sẽ cố gắng khắc phục hạn chế này để hoàn thiện bản thân hơn.

1. Bạn Linh đã tự nhân ra các đặc điểm nào của bản thân?

2. Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

Gợi ý trả lời:

1. Bạn Linh tự nhận ra các đặc điểm của bản thân: dễ nổi nóng

2. Từ câu chuyện của bạn Linh em hiểu tự nhận thức bản thân là: khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Em hãy đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào? (Đọc các thông tin sách GDCD 6 Chân trời sáng tạo trang 25)

1. Long nhận ra mình khá thông minh bởi trong những lần cùng giải bài tập với các bạn, Long luôn là người tìm ra cách giải nhanh và đáp án chính xác.

2. Vân có thói quen ghi chép lại suy nghĩ, cảm xúc, việc làm hằng ngày của mình vào nhật kí. Khi đọc lại, Vân nhận ra mình khá nhút nhát bởi nhiều lần biết đáp án nhưng không dám xung phong để trả lời câu hỏi của thầy cô.

3. Khi tham gia hội thi “Nét đẹp Đội viên” do trường tổ chức, Ân đã trình diễn bộ trang phục của mình với phong thái rất tự tin dù đó là lần đầu tiên thể hiện. Ân rất thích thú khi khám phá ra khả năng này của bản thân.

4. Nhiều bạn trong lớp nhận xét Hiếu rất dễ nổi giận nếu ý kiến của Hiếu không được các bạn khác đồng tình. Điều này khiến các bạn e ngại khi thảo luận nhóm với Hiếu. Vì vậy, Hiếu tự nhủ sẽ phải thay đổi để bình tĩnh hơn.

- Theo em, việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý trả lời

Các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân bằng cách:

  • Long nhận thức ra trong những lần giả toán cùng các bạn.
  • Vân nhận thức ra từ những lần ghi lại thói quen suy nghĩ, cảm xúc của mình.
  • Ân nhận thức ra khi tham gia hội thi của trường.
  • Hiếu nhận thức ra từ các lời nhận xét của các bạn trong lớp.

Câu hỏi: Theo em việc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý trả lời: Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa: chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó có cách cử xử, hành động phù hợp.

Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào? (Đọc các thông tin sách GDCD 6 Chân trời sáng tạo trang 25, 26)

Gợi ý trả lời

Dựa vào các thông tin dưới đây, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách:

  • Tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập hằng ngày.
  • Lắng nghe ý kiến người khác.
  • Tham gia các hoạt động thử thách bản thân.

III. Luyện tập GDCD 6 trang 26, 27

Em hãy tự nhận xét bản thân bằng các gợi ý sau đây?

Câu trả lời tham khảo của một bạn học sinh:

- Ngoại hình:

- Tính cách:

- Sức khỏe:

- Kĩ năng học tập:

- Năng khiếu:

- Mối quan hệ với người thân:

- Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè:

- Điểm mạnh:

- Hạn chế:

Gợi ý trả lời

Câu trả lời tham khảo của một bạn học sinh:

- Ngoại hình: cao, gầy.

- Tính cách: hòa đồng, dễ gần, nói nhiều.

- Sức khỏe: ổn định.

- Kĩ năng học tập: chăm chỉ, sáng tạo.

- Năng khiếu: hát, vẽ tranh,…

- Mối quan hệ với người thân: ngoan ngoãn, lễ phép.

- Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè: gần gũi, hòa đồng.

- Điểm mạnh: tự tin.

- Hạn chế: nói lắp.

Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố/mẹ, bạn bè...,) về em và đối chiếu với những gì đánh giá bản thân?

Tự liên hệ bản thân

Có thể trả lời như sau: 

  • Thầy cô nhận xét Em là một học sinh hơi ít nói, nhận thức tốt, nhiệt tình; ngoại hình tốt, sức khỏe bình thường; học lực Giỏi...
  • Bạn bè nhận xét: Em là người hòa đồng, dễ chơi, luôn giúp đỡ bạn bè
  • Bố mẹ nhận xét: Em vẫn chưa chăm chỉ làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ. Học tập luôn tự giác.

Em hãy giải quyết các tình huống sau:

- Tình huống 1: Mai là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở A. Mai có khả năng ca hát nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường của Mai tổ chức cuộc thi văn nghệ. Hùng, bạn thân của Mai, đã động viên Mai đăng kí tham gia. Tuy nhiên, Mai vẫn băn khoăn và nói: “Ở các lớp khác nhiều bạn hát hay lắm, mình không tham gia đầu”.

+ Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?

- Tình huống 2: Tùng là một trong những học sinh giỏi của lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao các nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, Tùng lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, Tùng dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận.

+ Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?

Gợi ý trả lời

- Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nói với Mai: hãy mạnh dạn thể hiện tài năng của mình, có như vậy mới phát triển được bản thân.

- Tình huống 2: Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách: thường xuyên tham gia các hoạt động của trường để tiếp xúc với đám đông nhiều hơn và sẽ mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động.

IV. Vận dụng GDCD 6 trang 27

Hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở ...) và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân.

Gợi ý trả lời

- Em tham gia chương trình “Kết nối tri thức” tại trường học

- Trải nghiệm của bản thân: Được tham gia lên ý tưởng và thuyết trình trước toàn trường về ý tưởng học tập sáng tạo của bản thân.

- Đặc điểm: các bạn được giao lưu, trao đổi với nhau các kế hoạch, kinh nghiệm học tập hiệu quả.

- Khả năng mới khả năng mới mà em khám phá được bản thân: tự tin trước đám đông

Chọn và thực hiện một trong các gợi ý sau:

+ Mỗi ngày tìm một điểm thú vị kèm theo một điểm chưa hài lòng về bản thân em. Sau đó, ghi vào một tờ giấy và gấp lại, bỏ vào một chiếc hộp.

Sau vài tuần, em mở ra, xem lại và tự hỏi: Mình còn tồn tại điểm chưa hài lòng ấy nữa không?

+ Tưởng tượng em có giọng kể hay và được cả lớp đề nghị tham gia cuộc thi kể chuyện cấp trường. Em quyết định tham gia để thể hiện bản thân.

Sau đó, suy nghĩ về cách thể hiện hết những điểm mạnh của em trong lần thi này.

Nêu ra 5 ưu điểm cần khai thác để thể hiện phần thi của mình.

Học sinh tự trả lời

Chia sẻ, đánh giá bài viết
199
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục công dân 6 Chân trời

    Xem thêm