Giáo dục công dân lớp 6 bài 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Giáo dục công dân lớp 6 bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, luyện giải GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo.
I. Khởi động GDCD 6 trang 5
Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.
Gợi ý trả lời
Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:
1. Truyền thống hiếu học.
2. Truyền thống dệt vải.
3. Truyền thống làm gốm.
4. Truyền thống yêu nước.
II. Khám phá GDCD 6 trang 6
Đọc các thông tin SGK GDCD 6 trang 5, 6 sách Chân trời sáng tạo trả lời các câu hỏi sau:
1. Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?
2. Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?
3. Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?
Gợi ý trả lời
1. Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:
- Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.
- Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác
- Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc
2. Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:
- Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.
- Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.
- Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.
3. Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa với Nam, Hà, Khuê: tạo cho các bạn có 1 sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn để nối bước theo những truyền thống đó.
Các em đã để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu nhiều hơn.
• Suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời: câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 7
Tình huống 1:
Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả, làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy”
Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?
Gợi ý
Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ. Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.
Tình huống 2:
Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ,... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới sẽ đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều do thiên tai.
Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?
Gợi ý
Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và nó cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp này, sẽ được nhiều người yêu quý hơn.
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề…
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
? Phân tích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất
Ví dụ: Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca giao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học dở đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành tu luyện ắc sẽ thành công.
Xây dựng kịch bản, sắm vai xử lý tình huống
Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:
Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì được bạn khuyên nên làm theo ý mình, chứ sao phải vì gia đình.
• Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè ?
• Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?
Gợi ý
• Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề 1 cách rõ ràng.
• Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 7
Vận dụng 1 trang 7
• Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết.
Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của em: Gia đình, dòng họ em có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo... Ông bà em là cán bộ hưu chí, bố em là kỹ sư ngành công nghệ thông tin, mẹ em là giáo viên tại một trường chuyên. Em rất tự hào về gia đình mình, vì vậy em luôn xác định mục tiêu, xác định ước mơ của mình rõ ràng, luôn cố gắng nỗ lực thực hiện ước mơ và nối dõi truyền thống của gia đình mình, không để ông bà, bố mẹ thất vọng.
Chi tiết: Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác
Vận dụng 2 trang 7
Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 6 bài 2 Yêu thương con người Chân trời sáng tạo