Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp lập WBS

Phương pháp lập WBS được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

WBS phải phản ánh được cách thức thực hiện dự án. Thông thường có thể sử dụng 6 cấp bậc để phân chia công việc, trong đó 3 cấp bậc đầu phục vụ cho yêu cầu quản trị, 3 cấp bậc sau phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật. Cấp độ cuối cùng có thể là một công việc cụ thể hoặc một nhóm nhiều việc làm chi tiết. Tuy nhiên, mức độ chi tiết cho các công việc ở cấp bậc cuối chỉ nên vừa đủ để có thể phân phối nguồn nhân lực và kinh phí cho từng công việc, cho phép giao trách nhiệm cho từng người để người chịu trách nhiệm về một công việc nào đó có thể trả lời rõ ràng câu hỏi: công việc đó đã hoàn thành chưa, và nếu hoàn thành rồi thì có thành công hay không?

Phân chia công việc cần đảm bảo yêu cầu dễ quản trị, thể hiện rõ phân chia trách nhiệm theo công việc, các công việc độc lập tương đối nhưng vẫn liên quan với nhau, cho phép tập hợp thống nhất dự án từ các công việc riêng biệt và phản ánh được tiến độ.

Trình tự lập WBS

1. Cấu trúc phân tích công việc WBS

Phân tích công việc: phân tích dự án thành các công việc hoặc gói công việc nhỏ theo một số tiêu chí cụ thể. Quá trình phân chia được thực hiện cho đến khi công việc ở cấp bậc cuối đủ mức độ chi tiết, có thể kiểm tra và giám sát được. Mặt khác, công việc ở bậc cuối cùng là công việc liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm cuối cùng của dự án.

Lập danh mục và mã hóa các công việc: để đơn giản và dễ nhìn, người ta mã hóa các công việc/gói công việc, căn cứ vào cấp bậc và thứ tự của công việc.

Xác định thời gian, nguồn lực cho mỗi công việc: đối với mỗi công việc/gói công việc đã được phân chia, cần xác định các dữ liệu liên quan (người chịu trách nhiệm thi hành, khối lượng công việc, thời gian thực hiện, ngân sách và chi phí, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhà cung ứng…).

Xác lập ma trận trách nhiệm: Thông tin quan trọng nhất là về người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thi hành công việc đã phân chia ở trên. Ma trận trách nhiệm xác định ai chịu trách nhiệm về cái gì, đây chính là cơ sở để phối hợp các công việc của dự án.

Ví dụ về WBS: Giới thiệu sản phẩm mới

Bao bì đóng gói: Thiết kế; Trang thiết bị bao gói; Hàng vào kho; Đóng gói.

Lực lượng bán hàng: Chỉ định giám đốc bán hàng; Thuê nhân viên bán hàng; Đào tạo nhân viên bán hàng.

Phân phối: Chọn nhà phân phối; Thương lượng và ký hợp đồng với nhà phân phối; Chở hàng đã đóng gói đến cho nhà phân phối.

Quảng cáo: Chọn hãng quảng cáo; Lập kế hoạch chiến dịch quảng cáo; Hãng quảng cáo tiến hành chiến dịch quảng cáo.

2. Yếu tố thành công của WBS

Một gói công việc được coi là rõ ràng, bao gồm những đặc tính sau:

- Tình trạng và sự hoàn thành của công việc có thể xác định được.

- Gói công việc có những công tác khởi đầu và kết thúc được xác định rõ ràng.

- Gói công việc phải quen thuộc, thời gian, chi phí và các nguồn lực khác phải được dự báo một cách dễ dàng.

- Gói công việc bao gồm những phần việc nhỏ có thể quản lý, xác định được và phải tương đối độc lập với các công việc khác.

- Gói công việc thường được thực hiện liên tục.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp lập WBS về cấu trúc phân tích công việc WBS và yếu tố thành công của WBS...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp lập WBS. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm