Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa lý

Đề thi - Đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Địa Lý năm 2015

Đề thi - Đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Địa Lý năm 2015

Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa Lý

Nhằm giúp các bạn tránh nhầm lẫn làm mất điểm đáng tiếc khi làm phần biểu đồ - phần được coi là dễ ăn điểm nhất trong đề thi Đại học môn Địa Lý, VnDoc xin giới thiệu đến bạn tài liệu Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa Lý. Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa Lý hi vọng sẽ giúp ích nhiều các bạn trong ôn tập chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp tới.

PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VÀ VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÝ

Trong đề thi tuyển sinh đại học môn Địa lý, phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1,5-2,0đ. Đây có thể coi là phần tốn ít thời gian nhất và dễ kiếm điểm nhất dành cho thí sinh! Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không chuẩn, các thí sinh đã bỏ lỡ những điểm số rất đáng tiếc. Phần giới thiệu về phương pháp nhận biết và cách vẽ biểu đồ được trình bày dưới đây hi vọng sẽ là những kiến thức bổ ích cho các bạn dự thi Đại học - Cao đẳng năm nay.

1. Biểu đồ hình cột

* Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích ...của 1 số tỉnh (Vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (Lúa, ngô, điện, than...) của 1 số địa phương qua 1 số năm.

* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột:

  • Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
  • Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (Trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau).
  • Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy.
  • Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (Ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ).

* Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp:

  • Biểu đồ cột đơn.
  • Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (Loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ).
  • Biểu đồ thanh ngang.

Lưu ý:

Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian. Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện. Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mỹ của biểu đồ.

2. Biểu đồ đường - đồ thị

* Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối C

    Xem thêm