Quy định của pháp luật về thuế môn bài

Quy định của pháp luật về thuế môn bài được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm

Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Đối tượng phải nộp thuế môn bài

Tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm các doanh nghiệp, Công ty, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, kể cả các chi nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng…. trực thuộc đơn vị chính.

3. Căn cứ tính thuế

a/ Căn cứ vào vốn

Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000

Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng

2.000.000

Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng

1.500.000

Bậc 4

Dưới 2 tỷ đồng

1.000.000

b/ Căn cứ vào thu nhập tháng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

* Chú ý: Một số trường hợp sau:

- Tính thuế môn bài căn cứ vào vốn được áp dụng cho các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, Công ty có vốn).

- Tính thuế môn bài theo thu nhập bình quân tháng được áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh (không có vốn đăng ký).

- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: Thuế môn bài được tính căn cứ vào vốn kinh doanh năm trước liền kề với năm tính thuế.

- Đối với doanh nghiệp mới được thành lập: Thuế môn bài được tính căn cứ vào vốn kinh doanh ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh.

- Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, doanh nghiệp phải kê khai với cơ quan thuế để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn bài phải nộp.

- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, có đăng ký nộp thuế và được cấp mã số thuế thì phải kê khai và nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn.

- Các doanh nghiệp có các Chi nhánh (hạch toán phụ thuộc) tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác thì phải nộp thuế môn bài cho các chi nhánh này mỗi chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy định của pháp luật về thuế môn bài về khái niệm, đặc điểm, đối tượng chịu thuế môn bài...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy định của pháp luật về thuế môn bài. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 9
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm