So sánh chương trình môn Toán lớp 1 mới với chương trình hiện hành
So sánh chương trình môn Toán lớp 1 mới với chương trình hiện hành là bài viết do VnDoc tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các thầy cô cũng như tất cả các bạn thấy được sự khác nhau giữa Chương trình môn Toán lớp 1 cũ và mới, những điểm mới về phương pháp và hình thức dạy học theo Chương trình GDPT mới.
- Giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT mới
- Giáo án theo chương trình GDPT mới - Tất cả các môn
- Bài thu hoạch chương trình giáo dục tổng thể tất cả các môn
So sánh chương trình môn Toán lớp 1 mới và cũ
1. So sánh chương trình môn Toán lớp 1 mới với chương trình hiện hành
1. Về thời lượng
Chương trình mới | Chương trình hiện hành |
Mỗi tuần 3 tiết | Mỗi tuần 4 tiết |
Cả năm (35 tuần): 105 tiết | Cả năm (35 tuần): 140 tiết |
2. Về nội dung
Chương trình mới | Chương trình hiện hành | ||
SỐ VÀ PHÉP TÍNH | SỐ HỌC | ||
Số tự nhiên | Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 | Số tự nhiên | Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 |
So sánh các số trong phạm vi 100 | So sánh các số trong phạm vi 100 | ||
Các phép tính với số tự nhiên | Phép cộng, phép trừ | Các phép tính với số tự nhiên | Phép cộng, phép trừ |
Tính nhẩm | Tính nhẩm | ||
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ | Luyện tập, Luyện tập chung | ||
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | YẾU TỐ HÌNH HỌC | ||
Hình phẳng và hình khối | Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản | Hình phẳng | Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Cách nhận biết điểm nằm bên ngoài hoặc nằm bên trong của một hình. |
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản | Thực hành vẽ, cắt, ghép một hình đã học biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông | ||
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG |
Đo lường | Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng | Đại lượng đo lường và ứng dụng | Giới thiệu đơn vị đo khoảng cách, độ dài xăng – ti – mét. Giới thiệu đơn vị đo thời gian: phút, giờ, ngày, tuần, tháng…Làm quen với cách đọc lịch, tính ngày, tính giờ trên đồng hồ. |
Thực hành đo đại lượng | Thực hành đo độ dài của một vật đơn giản. Vẽ độ dài cho trước. Cách ước lượng độ dài theo đơn vị xăng – ti – mét. | ||
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN | |||
Thực hiện giải toán có lời văn bằng cách sử dụng một phép tính đơn giản. | |||
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM | |||
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể. Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: - Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,...). - Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác,...). - Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản. |
2. Nhận xét về những điểm mới của Chương trình môn Toán lớp 1
1) Về thời lượng: Chương trình môn Toán lớp 1 mới giảm 01 tiết/tuần (cả năm giảm 35 tiết), việc giảm tiết này là nhằm giảm tải cho học sinh lớp 1.
2) Về nội dung: Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 mới được cấu trúc thành 2 mạch kiến thức:
- Số và phép tính
- Hình học và Đo lường.
Còn chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành được cấu trúc thành 4 mạch kiến thức:
- Số học;
- Đại lượng và đo đại lượng;
- Yếu tố hình học;
- Giải bài toán có lời văn.
Chương trình môn Toán lớp 1 mới không có riêng mạch kiến thức “Giải bài toán có lời văn”, nhưng nội dung này được đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức.
Trong nội dung Hình học của chương trình môn Toán lớp 1 mới có đề cập đến yêu cầu: Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian như: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa. Nội dung này không có trong chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành. Ngoài ra, so với chương trình hiện hành, nội dung hình học không gian đã được đưa vào sớm hơn, ngay từ lớp 1.
Đặc biệt, trong chương trình môn Toán lớp 1 mới, cũng như các lớp khác, có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong phần này, đã gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Những điểm nhấn về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phải tổ chức cho học sinh hoạt động (với đồ vật thật, mô hình, kí hiệu toán học,…). Cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giao tiếp, hợp tác, lập luận, tranh luận. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, cần tổ chức cho học sinh lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu diễn toán học từ hình thức này sang hình thức khác.
- Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học.
- Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm.
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tuy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp,…, mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.
- Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.
Tại thư mục giáo dục đào tạo thuộc biểu mẫu của hệ thống VnDoc.com, luôn cập nhật các tài liệu tham khảo mới nhất được ban hành, bổ sung liên tục và làm mới các biểu mẫu, tài liệu đã có. Mời thầy cô cùng theo dõi.