Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) - kì 2 siêu ngắn
Soạn văn 7 siêu ngắn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) - kì 2
Mời các bạn tham khảo tài liệu Soạn Văn 7 siêu ngắn: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) - kì 2 trên VnDoc.com. Tài liệu hướng dẫn giải đáp cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7, sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi tới lớp, đồng thời giúp các em nắm bắt được bài học dễ dàng hơn.
Hướng dẫn soạn bài
3. Các phép biến đổi câu đã học
Phép biến đổi câu | Kiến thức cần nhớ | Ví dụ |
Rút gọn câu | - Là lược bỏ một số thành phần của câu * Mục đích chính: - Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) | - Cháu đã ăn cơm chưa? - Dạ chưa. |
Thêm trạng ngữ cho câu | * Đặc điểm: - Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với CN – VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết. - Công dụng: + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làn cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. + Nối kết các đoạn văn, các câu với nhau → bài văn được mạch lạc. | - Vào 1 đêm cuối xuân, năm 1947, khoảng 2 giờ sáng trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà nghỉ bên đường. |
- Dùng cụm C- V để mở rộng câu | - Dùng cụm C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ (trong câu và trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu) | - Những đám mây sà xuống tạo nên 1 cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. |
Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động: | - Câu chủ động: + Có CN là chủ thể của hành động nêu ở VN + Không chứa từ “bị” hay “được” trước VN - Câu bị động: + Có VN là đối tượng của hành động + Thường dùng từ “bị” hay “được” (có thể không dùng) ở bộ phận VN. | - những đám mây trắng nhỏ đang bồng bềnh trôi. - Quân ta bao vây quân Ngô cả 3 mặt. - Quân Ngô bị bao vây cả 3 mặt. |
Các phép tu từ | Kiến thức cần nhớ |
Điệp ngữ | - Là phép lặp lại từ ngữ, câu để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh - Có 3 dạng điệp ngữ: ĐN cách quảng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp |
Liệt kê | -Là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ, nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc. |
Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) - kì 2 siêu ngắn nằm trong chuyên mục Soạn văn 7 siêu ngắn được giới thiệu trên VnDoc. Đây là tài liệu hữu ích bao gồm các hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7, giúp các em học sinh có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi tới lớp, đồng thời cũng giúp các em học sinh nắm kiến thức bài học một cách nhanh chóng dễ dàng hơn.
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.