Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) siêu ngắn
Mời các bạn tham khảo tài liệu Soạn Văn 7 siêu ngắn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo). Tài liệu Soạn Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm lời giải ngắn gọn, dễ hiểu cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn lớp 7, từ đó giúp các em học sinh nắm bắt bài học dễ dàng. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Soạn văn 7 siêu ngắn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
I. Công dụng của trạng ngữ
1. Trạng ngữ trong câu
a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
- Thường thường vào khoảng đó
- Sáng
- ở trên trời
- trên giàn hoa lí
- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong
b. về mùa đông
Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn
2. Trong một bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng
1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt
2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Câu | Trạng ngữ | Công dụng |
a | Kết hợp những bài này lại | Bổ sung ý nghĩa cho câu về cách thức |
ở loài bài thứ nhất | Bổ sung ý nghĩa cho câu về không gian nơi chốn | |
ở loại bài thứ hai | ||
b | Lần đầu tiên chập chững bước đi | Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian |
Lần đầu tiên tập bơi | ||
Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn | ||
Lúc còn học phổ thông | ||
Về môn hóa | Bổ sung ý nghĩa cho câu về phương diện |
Bài 2 (trang 47 Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng | Tác dụng |
Năm 72 | Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật đồng thời bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện |
Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt bồn chồn | Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh thông tin hoàn cảnh cho thấy sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt bồn chồn bên tai |
Bài 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo:
Tiếng Việt giàu, tiếng Việt đẹp nằm ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Trong nền văn học nước nhà, “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), … thật đáng tự hào về một lối sử dụng tiếng Việt. Để tạo nên những kiệt tác, các tác gia không ngừng làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, vẽ màu cho ngôn ngữ tuyệt vời này.
Các trạng ngữ in đậm trên được sử dụng giúp bổ sung nghĩa cho câu và nối kết các câu trong đoạn tạo nên chặt chẽ, mạch lạc cho đoạn văn.
Trong quá trình học môn Ngữ văn, việc soạn bài là việc không thể thiếu để có thể nắm kiến thức bài học một cách dễ dàng. Đễ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc soạn bài, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Soạn văn 7 siêu ngắn với nội dung ngắn gọn, súc tích sẽ giúp các em học sinh hiểu bài nhanh hơn, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.
Ngoài Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) siêu ngắn, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.
- Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh siêu ngắn
- Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ siêu ngắn
- Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động siêu ngắn
- Soạn bài Ý nghĩa của văn chương siêu ngắn
- Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) siêu ngắn
- Soạn bài Luyện viết đoạn văn chứng minh (siêu ngắn)
- Soạn bài Ôn tập văn nghị luận (siêu ngắn)
- Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu siêu ngắn
- Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích siêu ngắn
- Soạn bài Sống chết mặc bay siêu ngắn
- Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích (siêu ngắn)
- Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (siêu ngắn)
- Soạn bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) siêu ngắn
- Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một số vấn đề (siêu ngắn)
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương siêu ngắn
- Soạn bài Liệt kê (siêu ngắn)
- Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (siêu ngắn)
- Soạn bài Quan Âm Thị Kính siêu ngắn
- Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (siêu ngắn)
- Soạn bài Văn bản đề nghị (siêu ngắn)
- Soạn bài Ôn tập phần văn (siêu ngắn)
- Soạn bài Dấu gạch ngang (siêu ngắn)
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt - kì 2 (siêu ngắn)
- Soạn bài Văn bản báo cáo (siêu ngắn)
- Soạn bài Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 (siêu ngắn)
- Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (siêu ngắn)
- Soạn bài Ôn tập về phần tập làm văn siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) - kì 2 siêu ngắn
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm lớp 7 siêu ngắn
- Soạn bài Hoạt động ngữ văn siêu ngắn
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả - Kì 2 siêu ngắn