Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận siêu ngắn

Nhằm giúp các em học sinh nhớ được kiến thức môn Ngữ văn nhanh chóng, VnDoc xin giới thiệu tài liệu Soạn Văn 7 siêu ngắn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. Tài liệu Soạn Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm lời giải ngắn gọn, dễ hiểu cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn lớp 7, từ đó giúp các em nắm bắt bài học dễ dàng. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi:

(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.

(2) Tiếng Việt giàu đẹp.

(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)

(3) Thuốc đắng dã tật.

(4) Thất bại là mẹ thành công.

(5) Không thể sống thiếu tình bàn.

(6) Hãy biết quý thời gian.

(7) Chớ nên tự phụ.

(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)

(8) Không thầy đố mày làm nênHọc thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?

(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)

(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?

(11) Thật thà là cha dại phải không?

(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)

Câu hỏi:

a) Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?

b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

Đáp án

a. Tất cả các đề văn trên đều có thể làm đề bài đầu đề và hoàn toàn có thể dùng cho bài văn sắp được viết

b. Văn nghị luận là phải dùng hệ thống lí lẽ dẫn chứng mang tư tưởng quan điểm của mình nhằm xác lập cho người đọc người nghe tư tưởng quan điểm ấy. Dựa vào định hướng của các đề bài ở trên ta xác định được đó là đề nghị luận

c. Tính chất đề văn yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng vấn đề phạm vi tính chất của bài văn nghị luận để ta không bị đi lệch vấn đề

2. Tìm hiểu đề văn

a) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ:

- Đề nêu lên vấn đề gì?

- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?

- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?

- Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

b) Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết: Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề?

Đáp án

a) Tìm hiểu đề văn: Chớ nên tự phụ

- Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ

- Đối tượng phạm vi nghị luận ở đây là phân tích khuyên nhủ không nên tự phụ

- Khuynh hướng tư tưởng trong đề là phủ định

- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ kiêu căng khẳng định sự khiêm tốn học hỏi biết mình biết ta

b) Trước một đề văn muốn làm bài tốt cần tìm hiểu; vấn đề nghị luận, đối tượng phạm vi của đề, khuynh hướng tư tưởng tình cảm thái độ mà đề định hướng

II. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không? Nếu tán hành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ. 

Đáp án

- Tự phụ là thói xấu của con người

- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người còn tự phụ chỉ hủy hoại nhân cách ấy

- Luận điểm phụ:

  • Tự phụ khiến cá nhân không biết mình là ai
  • Tự phụ khiến bản thân bị mọi người xa lánh

2. Tìm luận cứ

Để lập luận cho tư tưởng (chớ nên tự phụ), thông thường người ta nêu các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người. 

Đáp án

- Tự phụ: tự đánh giá cao tài năng của mình coi thường người khác

- Chớ nên tự phụ bởi:

  • Không biết khả năng thực sự của bản thân
  • Bị mọi người ghét bỏ

- Tự phụ có hại:

  • Tự cắt đứt quan hệ của bản thân với người khác
  • Không có sự hợp tác của mọi người công việc sẽ dễ sai lầm không hiệu quả
  • Khi thất bại sẽ tự ti
  • Tâm hồn không thanh thản bình yên

- Tự phụ có hại cho:

  • Bản thân người tự phụ
  • Quan hệ với người khác

- Dẫn chứng:

  • Trong thực tế trường lớp
  • Bản thân
  • Sách báo ca dao truyện cổ tích

3. Xây dựng lập luận

Nên bắt đầu lời khuyên "chớ nên tự phụ" từ chỗ nào? Dẫn dắt ngời đọc đi từ đâu tới đâu? Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác không? Hay bắt đầu bằng cách định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó? hãy xây dựng trật tự lập luận để giải quyết đề bài.

Đáp án

- Bắt đầu từ định nghĩa tự phụ là gì?

- Biểu hiện của tự phụ

- Tác hại của nó

- Kết luận khôn nên tự phụ

III. Luyện tập

Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người

1. Tìm hiểu đề

  • Vấn đề nghị luận: vai trò của sách với con người
  • Đối tượng phạm vi: phân tích ,chứng minh sách là người bạn lớn của con người
  • Khuynh hướng tư tưởng là khẳng định
  • Đề yêu cầu người viết khẳng định vai trò to lớn của sách, phê phán thái độ coi thường bỏ bê sách

2. Lập dàn ý

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề vai trò to lớn của sách với cuộc sống con người

b) Thân bài

- Sách đưa ta du lịch qua biển lớn tri thức loài người

  • Về thế giới con người
  • Về lịch sử thực tại, tương lai

- Sách văn học mở đường đưa ta vào thế giới tâm hồn

  • Ta được thư giãn
  • Được bước chân vào xứ sở của cái đẹp
  • Học lời hay ý đẹp để giao tiếp, ứng xử

- Dẫn chứng

c) Kết bài

  • Phải yêu sách
  • Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

----------------------------------------------------------------

Chuyên mục Soạn văn 7 siêu ngắn do VnDoc giới thiệu với nội dung ngắn gọn, súc tích sẽ giúp các em học sinh biết cách soạn các bài Ngữ văn lớp 7, từ đó nắm kiến thức bài học một cách nhanh chóng dễ dàng. Hy vọng tài liệu này cũng sẽ giúp các em học sinh học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận siêu ngắn, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Ngữ văn lớp 7 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
41
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm