Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng đầy đủ 

Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo!

I. Chuẩn bị đọc

Em đã biết gì về sao băng?

Trả lời:

- Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển)

- Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.

- Khi sao băng rơi xuống mặt đất, hầu hết chúng ẩn sâu dưới các lớp đất, chỉ để lại những cái hố khổng lồ và sâu hoắm.

- Thiên thạch lớn nhất hiện được trưng bày trong Bảo tàng Hayden Planetarium ở Thành phố New York, nặng 34 tấn.

II. Trải nghiệm cùng Văn bản

1. Suy luận 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Mục đích của đoạn văn này là gì?

Trả lời:

Mục đích của đoạn văn là giải thích khái niệm “sao băng” và nguồn gốc xuất hiện của sao băng.

2. Theo dõi 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Nội dung chính của đoạn văn này là gì?

Trả lời:

Giải thích hiện tượng “mưa sao băng”, đặc điểm nhận biết và chu kỳ xuất hiệ

3. Câu hỏi 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Xác định thông tin chính và thông tin chi tiết của phần văn bản “Mỗi năm có rất nhiều … 12-13 tháng 12”.

Trả lời:

- Thông tin chính: Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng.

- Thông tin chi tiết:

+ Mưa sao băng Qua-đờ-ran-tit

+ Mưa sao băng En-ta A-qua-rit

+ Mưa sao băng Pơ-sây

+ Mưa sao băng Ơ-ri-ơ-nit

+ Mưa sao băng Lê-ô-nit

+ Mưa sao băng Gie-mi-nit

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?” có phải là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hay không? Vì sao?

Trả lời:

Văn bản trên chính là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. Căn cứ xác định gồm:

- Cấu trúc, bố cục:

+ Sa – pô: không có

+ Phần 1 (từ “Nhiều người tin rằng” đến “về tình yêu”): giới thiệu khái quát về hiện tượng.

+ Phần 2 (từ “Sao băng là gì?” đến “là một năm”): giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần 3: không có.

- Ngôn ngữ: văn bản sử dụng một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học thiên văn, các động từ hoặc cụm động từ mô tả trạng thái hoặc hoạt động, từ ngữ miêu tả trình tự,…

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Chỉ ra điểm khác biệt trong cách trình bày đề mục của văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng” với văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?” Cách trình bày ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Trả lời:

- So sánh đề mục hai văn bản:

+ Văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng” trình bày đề mục theo hình thức câu hỏi.

+ Văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?” trình bày đề mục dưới dạng cụm từ.

- Tác dụng:

+ Tóm tắt được thông tin chính của bài, khơi gợi hứng thú và định hướng tiếp nhận cho người đọc.

+ Thể hiện đặc điểm hình thức đặc trưng của văn bản thông tin, nhấn mạnh thông tin chính và thực hiện mục đích của văn bản.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Tóm tắt các thông tin cơ bản của văn bản. Dựa vào đâu em có thể xác định được những thông tin cơ bản này?

Trả lời:

- Tóm tắt thông tin cơ bản của văn bản:

+ Khái niệm, nguyên nhân xuất hiện của hiện tượng sao băng.

+ Khái niệm, nguyên nhân xuất hiện và đặc điểm của hiện tượng mưa sao băng.

+ Thời điểm xuất hiện những trận mưa sao băng trong năm và lưu ý khi quan sát.

+ Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng mưa sao băng theo chu kì.

- Cách xác định thông tin cơ bản: đọc đề mục và nội dung phần văn bản.

Câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng

  1. Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch ... tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.
  2. Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng ... cực điểm vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 12.
  3. Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch trên bầu trời ... hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.

Trả lời:

- Đoạn (a) trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả. Tác dụng: hỗ trợ biểu đạt thông tin cơ bản: nguyên nhân xuất hiện của sao băng.

- Đoạn (b) trình bày thông tin theo mức độ quan trọng và theo trật tự thời gian. Tác dụng: thể hiện rõ mối quan hệ giữa thông tin chính và thông tin chi tiết, làm nổi bật nội dung chính là “Mỗi năm có nhiều trận mưa sao băng”.

- Đoạn (c) trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả. Tác dụng: hỗ trợ biểu đạt thông tin cơ bản: nguyên nhân xuất hiện của mưa sao băng theo chu kì.

Câu 5 (trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Văn bản đã sử dụng (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là gì?

Trả lời:

- Văn bản đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh

- Tác dụng: hỗ trợ thể hiện nội dung, giúp người đọc nắm bắt thông tin rõ hơn, tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

Câu 6 (trang 40 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST)

Tìm và xem video clip về một trận mưa sao băng trên Internet. Sau đó, trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về video clip đó.

Trả lời:

Em đã xem video trận mưa sao băng Perseids. Đây là trận mưa sao băng diễn ra vào tháng 8 năm nay. Em rất ấn tượng với hình ảnh hàng trăm ngôi sao thắp sáng bầu trời đêm. Những dải sáng trắng vụt qua rất lung linh, tạo cảm giác huyền ảo như truyện cổ tích vậy.

Bài tiếp theo: Soạn bài Mưa xuân (II)

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạoVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm