Soạn bài Viết bài luận về bản thân CTST

Soạn bài Viết bài luận về bản thân CTST được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài soạn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 dưới đây nhé.

Tri thức về kiểu bài

Bài luận về bản thân là kiểu bài người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để trình bày những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của mình (tính cách, đam mê, quan điểm sống…) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về mình, đồng mình với hành động, giải pháp của mình

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo

Bài luận về đam mê của bản thân

Câu 1 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Bố cục bài viết đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân hay chưa?

Trả lời:

Bố cục bài viết đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân.

Câu 2 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Các bằng chứng được nêu trong bài luận có đặc điểm gì?

Trả lời:

Các bằng chứng được nêu trong bài luận đều nhằm chứng minh cho lí lẽ trước đó, đồng thời mang tính xác thực cao.

Câu 3 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Người viết đã làm gì để bài luận xác thực, đáng tin cậy?

Trả lời:

Để bài luận xác thực, đáng tin cậy, người viết đã đưa ra các bằng chứng là một bờ-lóc mang tên "Ngày ngày đọc sách", các dự án mà người viết đã tham gia.

Câu 4 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Bạn có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của bài luận?

Trả lời:

Giọng điệu, ngôn ngữ của bài luận thể hiện sự chia sẻ về niềm đam mê văn học.

Câu 5 trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Ở kết bài, thông điệp mà người viết nêu lên là gì? Bạn có nhận xét gì về thông điệp ấy?

Trả lời:

- Ở kết bài, thông điệp mà người viết nêu lên là việc đọc sách sẽ là sự kết nối giữa các tâm hồn.

- Tôi nghĩ, thông điệp này chính xác vì khi đọc sách, người đọc sẽ được kết nối với tư tưởng của tác giả cuốn sách, cũng như có thể chia sẻ nội dung cuốn sách với những người xung quanh.

Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các câu lạc bộ ở trường bạn đang tổ chức tuyển thành viên. Bạn hãy viết bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ bạn yêu thích.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài luận là những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật về bản thân. Để lực chọn được đề tài phù hợp, trước tiên bạn cần dành thời gian suy ngẫm về những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân mình và liệt kê ra nháp.

Bạn cũng có thể hỏi ý kiến từ những người thân, bạn bè, thầy cô để có được cái nhìn khách quan về bản thân mình, thực hiện theo bảng sau (làm vào vở).

Những ý kiến được lặp lại trong bảng trên là những nhận xét, đáng tin cậy về bản thân bạn.

Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, bạn lực chọn đặc điểm tiêu biểu, nổi bật để triển khai bài luận bằng cách trả lời một số câu hỏi:

- Đặc điểm nào sẽ giúp hòa nhập với môi trường tôi muốn tham gia?

- Đặc điểm nào của tôi phù hợp với yêu cầu, tiêu chí xét tuyển?

Sau đây là một số đề tài gợi ý:

- Châm ngôn sống của tôi.

- Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của tôi và kế hoạch thực hiện.

- Những trải nghiệm đã giúp tôi thay đổi cách nhìn về cuộc sống.

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

- Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

- Người đọc của bạn có thể là ai?

Thu thập tài liệu:

Bài thu thập và xem lại các tư liệu về bản thân như nhật kí, sơ yếu sơ lịch, lời phê của thầy cô trong sổ liên lạc, trong học bạ… Thông thường, bài luận giới thiệu bản thân sẽ hướng đến một đối tượng cụ thể, nhằm một mục đích nhất như là ứng tuyển một vị trí, chức vụ, đăng kí xét học bổng, tham gia xét tuyển trường đại học….. Do đó bạn cần tìm hiểu thông tin người đọc, môi trường, vị trí, bạn muốn ứng tuển, các tiêu chí, điều kiện xét tuyển bằng cách truy cập vào trang web, đọc kĩ thông tin.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Khi đã xác định được đặt điểm nổi bật của bản thân, bạn cần phân tích đặc điểm ấy bằng cách tìm hiểu ý và bằng chứng, phù hợp dựa vào sơ đồ.

Soạn bài Viết bài luận về bản thân CTST

Lập dàn ý:

Bạn lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý tưởng tìm được theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn,với bài luận tham khảo ở trên, dàn ý đã được triển khai là:

- Mở bài: giới thiệu niềm đam mê văn học và những mong muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Thân bài: lần lượt phân tích niềm đam mê văn học của bản thân, gắn với các hoạt động, ý tưởng bản thân thực hiện để đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Kết bài: Khẳng định đam mê của bản thân, đưa ra thông điệp về hành trình trinh phục đam mê.

Bước 3: Viết bài:

"Đam mê" là một trong những thuộc tính đặc biệt của con người, đó là niềm khao khát, mong muốn mãnh liệt đạt được điều gì đó, thường là những ước mơ, lý tưởng có sức thu hút, hấp dẫn đặc biệt với mỗi cá nhân. "Đam mê học hỏi" là những hứng thú mãnh liệt, khao khát được tìm tòi, trau dồi tri thức ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Đây là sự học tập một cách tự nguyện, tích cực, khi có đam mê học hỏi con người ta không cảm thấy việc học là áp lực là gánh nặng mà trái lại nó là một niềm hạnh phúc vô vàn, hạnh phúc vì cảm thấy bản thân ngày càng trở nên phát triển, tri thức và trí tuệ ngày một nâng cao. Đam mê học tập là một niềm đam mê rất tuyệt vời, đó là một trong những điều để khẳng định bản thân, để lại dấu ấn cá nhân hay nhất.

Sự phản bội? Dường như ai cũng ít nhất một lần trong đời nghe đến mấy chữ này, có người đã nếm trải, chung quy lại sự phản bội luôn khiến con người ta đau khổ trong bất kỳ một mối quan hệ nào. "Phản bội" là hành động quay lưng lại với những mục tiêu, lý tưởng ban đầu, dù ít hay nhiều đều gây thiệt hại cho một bên nào đó, bởi vốn dĩ đang cùng chiến tuyến thì nay bỗng trở thành kẻ đối địch, sao có thể không nguy hại, không đau đớn, không tổn thương. Trong cuộc đời này có rất nhiều dạng phản bội, ngày xưa thì có kiểu thần tử phản lại quân vương, binh sĩ phản lại chủ tướng, ngày nay thì có nhân viên phản bội công ty, tổ chức, bạn bè sẵn sàng phản bội nhau để đạt được lợi ích cá nhân. Và có lẽ được nhắc nhiều hơn cả là sự phản bội trong tình yêu - hôn nhân, con người phản bội nhau, không chung thủy một lòng để tìm đến người thứ ba, thứ tư, để thỏa mãn cái dục vọng của bản thân khiến mối quan hệ chân chính phải rạn nứt. Có lẽ trong cuộc đời này không ai dám và cũng không một ai muốn phải trải qua cảm giác tồi tệ khi bị phản bội.

Câu nói "Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người" là một câu nói rất hay, khuyến khích con người đi tìm niềm đam mê học hỏi, tránh khỏi nỗi đau bị phản bội, đồng thời khích lệ tinh thần học tập, tạo động lực nâng cao tri thức và phát triển bản thân của mỗi con người. Vì sao đam mê học tập không bao giờ phản bội con người? Bởi nỗi, lượng kiến thức chúng ta thu thập được sẽ luôn theo ta đến hết cuộc đời, luôn phụ trợ chúng ta trong công việc, trong cuộc sống, nó không có dục vọng, càng không có động cơ để phản bội chúng ta, chức năng duy nhất của nó chính là giúp chúng ta trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc đời này. Tôi phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng niềm đam mê học hỏi là một niềm đam mê rất xứng đáng để theo đuổi, bởi nó tác động khiến con người thay đổi nhận thức, đồng thời phát triển bản thân. Khai phá những khả năng đang tiềm ẩn trong mỗi con người, khiến con người càng trở nên tin tưởng vào bản thân, càng thêm phấn khích, càng có hứng thú theo đuổi niềm đam mê bất tận, như Lê Nin đã nói "Học, học nữa, học mãi". Có đam mê con người ta tìm được con đường sáng, trong đó đam mê học tập chính là ngọn đuốc sáng nhất trong vô vàn ngọn đuốc trên đời này, cứ men theo con đường ấy tôi tin rằng, chẳng có ai phải thất vọng, phải thấy lãng phí thanh xuân và tuổi trẻ cả. Đặc biệt người có đam mê tìm tòi, học hỏi thường được nhiều người yêu quý, bởi sự nhạy bén, tư duy và năng động trong công việc cũng như trong cuộc sống, dễ dàng được đề bạt và trọng dụng, dễ dàng thăng tiến và thành công hơn trong cuộc sống.

Ngược lại, những con người không hề có đam mê, cũng không có hứng thú học hỏi bất kỳ một thứ gì trên cuộc đời, sẽ rất dễ thấy cuộc sống nhàm chán, mệt mỏi, bởi thế giới của học chỉ thu lại bằng những kiến thức mà học tiếp thu một cách thụ động, mãi mãi nó chỉ dừng ở mức ấy, không có tiến triển thêm, thậm chí lâu dần nó còn bị mai một. Hơn thế nữa những người thiếu sự va vấp, do không có quá trình học hỏi, tìm tòi thì thường dễ thất bại, dễ nản chí mỗi khi gặp khó khăn, bản thân họ lại càng dễ mất niềm tin vào khả năng của bản thân, càng không có hứng thú tự học hỏi thêm nữa. Cuộc đời mãi tăm tối như vậy, sống uổng phí cả một thanh xuân.

Vậy nên các bạn trẻ ạ, chúng ta mới chỉ đi được một đoạn ngắn của cuộc đời, chẳng đường phía trước còn nhiều gian lao vất vả lắm, hãy tìm cho mình một niềm đam mê hoặc chí ít là sự hứng thú với một vấn đề nào đó, rồi nỗ lực tìm hiểu, học hỏi, biến chúng thành hành trang tri thức, thành người bạn đồng hành không bao giờ phản bội bạn. Chỉ có như vậy bạn mới có thể yên tâm vững bước trên đường đời, dẫu ngoài kia có bao nhiêu khó khăn chúng ta đều có thể dùng sức lực của chính bản thân để vượt qua. Đó mới chính là cuộc đời thực sự.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm:

Soạn bài Viết bài luận về bản thân CTST

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết bài luận về bản thân CTST. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 92
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2

    Xem thêm