Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch CTST
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.
Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm (Andersen)
Câu 1 trang 83 sgk Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Ngữ liệu trên đã là một bài viết hoàn chỉnh hay chưa? Những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy?
Trả lời:
Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh. Có thể căn cứ vào kí hiệu [...] để xác định như vậy.
Câu 2 trang 83 sgk Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Luận điểm được tập trung phân tích, đánh giá trong ngữ liệu là gì?
Trả lời:
Luận điểm được tập trung phân tích, đánh giá trong ngữ liệu là lối kể đan xen giữa thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật.
Câu 3 trang 83 sgk Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.
Trả lời:
Sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Thực tế càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé thì nó càng thôi thúc em bé tìm đến với chốn bình yên là cõi mộng ảo. | Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại. |
Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm | Bởi bốn lần, mỗi lần em chỉ quẹt một que, riêng lần thứ năm em quẹt liên tục hết cả bao diêm. |
Câu 4 trang 83 sgk Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2
Người viết đã có những nhận xét gì về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm?
Trả lời:
Người viết đã có những nhận xét về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm:
- Lối kể xen kẽ có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật.
- Ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ẩm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông), vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em.
Thực hành viết theo quy trình
Đề 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Đề 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc
Tham khảo các bài trước để xác định đề tài phù hợp. Với hai đề bài nêu trên, phạm vi cho phép bạn lựa chọn rất rộng. Bạn có thể chọn một tác phẩm truyện hoặc một màn kịch nào đó để phân tích, đánh giá.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Để xác định các nội dung chính của bài phân tích, bạn có thể đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Những tác phẩm nào có cùng chủ đề? Chủ đề của tác phẩm cần phân tích, đánh giá đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào và được khơi sâu nhờ bút pháp thế nào?
Hoặc các câu hỏi: Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào (truyện, kịch)? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề thế nào?
Lập dàn ý
Sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:
- Lần lượt chi tiết hóa các luận điểm.
- Thân bài cần trình bày ít nhất hai luận điểm, một luận điểm phân tích, đánh giá chủ đề và một luận điểm phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
1. Lời kể theo dòng tâm trạng.
2. Lời kể xen kẽ thực tế và mộng tưởng.
3. Nhiều kiểu lời văn
Một ví dụ khác: nếu đề bài là phân tích đánh giá một màn kịch (chẳng hạn: Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc lỡm Thị Hến), các luận điểm chính trong phần thân bài có thể sắp xếp như sau:
1. Màn hình đã phơi bày bộ mặt gian trá, nhũng nhiễu và háo sắc của các nhân vật “tai to mặt lớn” như quan huyện, thầy đề, kẻ đột lốt thầy tu; khẳng định sự ngôn ngoan, sắc sảo của những người đàn gà góa, nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở thôn quê ngày xưa,
2. Màn kịch sử dụng tình huống hài kịch quen thuộc với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính.
3. Màn kịch sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc họa nổi bật tính cách của các nhân vật: Thị Hến, Sư Nghêu, Đế Hầu, Huyện Trìa (Lí lẽ và bằng chứng)
Bước 3: Viết bài:
Bài mẫu tham khảo:
Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.
Nếu như người ta thường nói sân khấu Tuồng bây giờ không còn khán giả, SK Tuồng là nghệ thuật của chế độ Phong kiến đã lỗi thời, nên đưa SK Tuồng vào Bảo tàng, v.v…là nói về thể loại Tuồng Pho, còn gọi là Tuồng Thầy, Tuồng Cung đình : do các quan lại biên soạn, đề tài được “đặt hàng” là ca ngợi sự vững mạnh, trường tồn của chế độ Phong kiến cùng hệ tư tưởng của nó, nội dung là vua anh minh, quan lại, tướng sĩ trung thành, dũng cảm , liều chết trong những trận chiến chống ngoại xâm, khởi nghĩa (thường được coi là nổi loạn), và bọn gian thần phản nghịch… Các nhân vật trong Tuồng thường là những người một lòng trung quân (tận trung báo quốc), những gương anh hùng, liệt nữ, một vài tên gian thần, phản nghịch… chủ yếu diễn trong cung cho vua chúa và tầng lớp quan lại lớp trên xem, trong một “Nhà hát Tuồng” khá lớn ở trong khu vực Hoàng Cung. Còn thể loại Tuồng Hài như Nghêu, Sò, Ốc, Hến (số lượng không nhiều như Tuồng Pho) là do các nhà Nho sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem. Chính vì thế, vở Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lúc nào cũng làm say lòng công chúng và sống mãi với thời gian… Nhân vật Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của Làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề Cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề Cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Hến trong Truyện ngắn này còn có một điểm đặc biệt là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ vào loại “Chuẩn”, tức không chê vào đâu được. Ngoài nhan sắc Trời cho, Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn Tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối! Tuy Làng Đào Kép không còn hành nghề diễn Tuồng nhưng thỉnh thoảng Hến vẫn cùng với vài người tập hợp lại thành một Đoàn, diễn vài trích đoạn Tuồng nếu như đâu đó yêu cầu!...
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay bởi đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở kịch đem lại ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta thêm vui, giải trí và cũng đề lại cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm trong cuộc sống.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm:
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 CTST. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu môn Toán 10 CTST...