Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp Sách CTST

Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp Sách CTST vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Với bài soạn này bạn đọc sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Câu 1 trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại:

Nói về xã trưởng

Nói về mẹ Đốp và chồng

Xã trưởng

- Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công hầu..

- Đi rao mõ...

Mẹ Đốp

- làng chửa được ngồi...

- Mộc đạc vang lừng Kim thanh dóng dả...

Từ bảng trên, hãy nêu nhận xét về thái độ, quan điểm của hai nhân vật.

Trả lời:

Xã trưởng

- Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

- Đi rao mõ

- Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

Mẹ Đốp

- Các cụ chửa được ngồi

- Thầy sai con đi rao mõ

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

+ Xã trưởng : tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây

+ Mẹ Đốp : đả kích, châm chọc chức xã trưởng

Nói về mẹ Đốp và chồng

+ Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình

+ Mẹ Đốp; dùng những từ ca ngợi ghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu. Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được

Câu 2 trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Yếu tố hài hước trong đoạn trích trên được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động như thế nào?

Trả lời:

+ Thủ pháp nghệ thuật

Từ đồng âm ''bằng'' ;''Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì''

Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái

+ Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ chân chất, nhanh nhạy, tinh nghịch

Câu 3 trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 CTST

Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu cảu chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?

Trả lời:

Mẹ Đốp thuộc kiểu hề-nhân vật hài hước, gây cười. Cụ thể thì hề áo ngắn là Mẹ Đốp , đại diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái, hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng hình tượng hóa các quan điểm, triể lí dân gian giúp việc truyền tải dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn.

Bài tập sáng tạo trang 132 sgk Ngữ văn 10 Tập CTST

Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính”

Trả lời:

Ví dụ:

Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp Sách CTST

(Thị Mầu lên chùa - Sưu tầm)

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Xã Trưởng – Mẹ Đốp Sách CTST. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 CTST nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 CTST, Tiếng Anh lớp 10...

Bài tiếp theo: Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến Sách CTST

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1

    Xem thêm