Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và những giá trị của con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên, chỉ đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện, khi mà những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất trở nên ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc khủng hoảng về kinh tế và mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm xuất hiện các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, thì trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, các Đảng Cộng sản mới được thành lập để lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng. Bên cạnh đó, giai cấp vô sản được trang bị bởi vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau chiến thắng. Cùng với đó, các yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động của mỗi nước. Dưới tác động của các yếu tố khác nhau và cùng với đó là mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển cao hoặc trong các nước dân tộc thuộc địa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp. Song, điểm chung giữa các nhà nước xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đó là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Như vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa về nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và những giá trị của con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 606
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm