Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết sẽ giải thích vì sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Lời giải:

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá vì nó quy định bản chất của hàng hoá và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá.

Nó đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá ở các doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cũng như điều tiết sản xuất trong xã hội hiện nay.

1. Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.

Về nội dung quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế giúp người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất khác.

2. Nội dung quy luật giá trị

Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết, tức là cần phải tiết kiệm lao động nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa, có như vậy, việc sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.

Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất

Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vì vậy nên phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa.

Trên thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của hoạt động của quy luật giá trị.

3. Tác động của quy luật giá trị đối với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá

Để làm rõ vấn đề tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những tác động của quy luật giá trị đối với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá như sau:

4. Điều tiết hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá

Quy luật giá trị có tác động rất lớn đến quá trình điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cụ thể đối với trường hợp mà một loại hàng hoá nào đó có giá lớn hơn so với giá trị của nó, được bán nhiều và thu về lãi cao thì các nhà sản xuất sẽ có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động hơn.

Bên cạnh đó thì cũng có thể sản xuất thêm các loại mặt hàng khác có liên quan. Do đó mà các tư liệu sản xuất cũng sức sức lao động đối với ngành này cũng sẽ tăng lên theo quy mô hoạt động của chính doanh nghiệp đó.

Còn nếu trường hợp một sản phẩm nào đó có giá trị thấp hơn so với giá trị của nó, hàng hoá cũng bán được ít hơn. Dẫn đến doanh nghiệp bị lỗ vốn và các nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô cũng như giảm bớt số lượng mặt hàng hoặc cũng có thể chuyển sang sản xuất các loại mặt hàng khác phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thông qua quy luật giá trị thì vấn đề điều tiết tỷ lệ phân chia nguồn tư liệu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cùng sức lao động của các ngành khác nhau theo đúng nhu cầu của xã hội.

Đó là việc có thể thu hút được các loại hàng hoá từ những thị trường có giá thấp cho đến thị trường có giá cao. Từ đó góp phần tạo nên sự cân bằng cho hàng hoá ở các vùng hoạt động sản xuất trao đổi và lưu thông.

5. Kích thích cải tiến

Ngoài điều tiết hoạt động và lưu thông hàng hoá, quy luật giá trị còn có tác động mạnh mẽ đến việc kích thích sự cải tiến trong sản xuất hàng hoá. Cụ thể đó là cải tiến về kỹ thuật, quy trình thực hiện. Từ đó có làm tăng năng suất lao động, đồng thời làm giảm giá thành của các sản phẩm.

Do hàng hóa được sản xuất ở điều kiện môi trường khác nhau nên sẽ tạo ra các mức hoa phí lao động khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường mọi trao quá trình trao đổi đều phải thực hiện trên các hao phí lao động xã hội cần thiết. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất hay những người bán hàng có mức hao phí lao động thấp hơn so với mức xã hội cần thiết thì họ sẽ nhận được mức lãi cao hơn.

Thông qua điều này, các nhà sản xuất sẽ được kích thích mạnh mẽ hơn để làm sao có thể nhanh chóng cải thiện các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiết kiệm hay vấn đề tổ chức quản lý sản xuất,..để có thể làm gia tăng năng suất lao động, đồng thời hạ bớt chi phí cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

Và nếu sự cạnh tranh trên thị trường càng mạnh thì nó sẽ thúc đẩy tất cả các nhà sản xuất đều phải thực hiện cải tiến. Từ đó, năng suất của toàn xã hội sẽ ngày càng được tăng lên, các chi phí về sản xuất sẽ được giảm đi đáng kể.

6. Ảnh hưởng đến sự phân hoá các hoạt động sản xuất

Quy luật giá trị cũng có tác động không nhỏ đến sự phân hoá của các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cụ thể đó là những người thực hiện sản xuất các sản phẩm hàng hoá mà có mức hao phí lao động thấp hơn so với mức cần thiết trên thị trường thì sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn trong hoạt động kinh doanh.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể trang bị thêm các thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động. Đồng thời có cơ hội trở thành người làm chủ, thuê nhân công để phụ giúp quá trình sản xuất hàng hoá.

Ngược lại, với những người có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức xã hội cần thiết thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, dẫn đến bị nghèo đi. Thậm chí còn có thể trở thành những người lao động phổ thông bình thường và phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp, tổ chức khác.

7. Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Sau khi đã nắm được khái niệm quy luật giá trị là gì cũng như những tác động của quy luật giá trị đối với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá. Chúng ta có thể thấy rằng quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá vì nó quy định bản chất của hàng hoá và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá.

Nó đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá ở các doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cũng như điều tiết sản xuất trong xã hội hiện nay.

Tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chúng ta có thể thấy được quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá vì nó quy định bản chất của hàng hoá và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Triết học hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được VnDoc.com biên soạn trong mục tài liệu học tập cao đẳng đại học nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm