Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác
Viết về tấm gương học tập và làm theo lời Bác là các bài viết chia sẻ về những tấm gương tiêu biểu trong việc học tập đường lối và tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau đây là một số mẫu bài viết hay về tấm gương học tập và làm theo lời Bác đã được VnDoc tổng hợp lại, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài viết tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác
1. Bài viết về Tấm gương tiêu biểu trong việc học và làm theo lời Bác số 1
Bác Hồ - Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tư tưởng, đạo đức của người là một tấm gương sáng, mỗi khi soi vào đó, tâm hồn ta càng trong sáng hơn, hành vi của ta càng tốt đẹp hơn. Nhiều năm học qua, thầy và trò trường Tiểu học ............... luôn thực hiện tốt cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong đó điển hình là chị ........... - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.
Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Ở chị ............hội tụ cả hai - đức và tài. Tôi học tập được rất nhiều điều từ chị, trong cuộc sống cũng như trong công việc, đặc biệt là tình yêu thương, tâm huyết với nghề, tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch.
Làm việc với chị, tôi cảm nhận được tình yêu thương lớn mà chị luôn dành cho mọi người, nhất là các cháu học sinh. Nếu có điều kiện, ở bất cứ hoàn cảnh nào, chị cũng đều dành sự ưu tiên trước nhất cho học sinh. Từ khi giữ vai trò là người đứng đầu đơn vị, năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán, chị lại trích ra một số tiền mua áo ấm tặng con hộ nghèo, con mồ côi đang học tại trường. Chị thường nói với chúng tôi học sinh trường mình còn nghèo, còn khó khăn lắm, chị em mình cần cố gắng nhiều hơn để các cháu có điều kiện tốt hơn. Chị cũng rất năng động, giỏi giang trong công tác vận động các tổ chức, cá nhân trao học bổng cho học sinh nghèo và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập. Trong 02 năm gần đây, nhà trường nhận được nhiều xuất học bổng từ các tổ chức, các nhà hảo tâm như Tổ chức Hỗ trợ Giáo dục và phát triển Miền núi, Hội đồng hương ........... và Thành phố ............ tại Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn IWCC, Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế.. . Chị còn làm tốt công tác tham mưu với địa phương dành gần 3 tỉ đồng để tu sửa cơ sở vật chất nhà trường, tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.
Là người đứng đầu đơn vị, chị luôn gương mẫu, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Chị sắp xếp công việc một cách khoa học, đạt hiệu quả cao. Mỗi công việc trong trường đều được chị giải quyết hợp tình, hợp lí, công việc có khó khăn đến đâu cũng được chị dần dần tháo gỡ. Chị có phong thái của một nhà lãnh đạo tài năng, biết quan sát, biết lắng nghe và không ngừng học hỏi. Chị còn là một người táo bạo, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đề xuất ý kiến với Phòng giáo dục và Đào tạo ........ tổ chức các chuyên đề, các hội thi để nâng cao tay nghề cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Là một hiệu trưởng nhưng chị rất say chuyên môn, chị luôn khuyến khích chúng tôi tìm tòi, sáng tạo. Chị thường xuyên cùng tôi (là phó HT phụ trách chuyên môn) dự giờ và đóng góp ý kiến, tư vấn giúp giáo viên tiến bộ hàng ngày. Bản thân chị cũng không ngừng học hỏi, sáng tạo trong cách làm. Với vai trò là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2016-2017, chị đã hướng dẫn thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 22-KH/HU ngày 03/10/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy ........ về việc tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, chị chỉ đạo giáo viên và học sinh luân phiên kể chuyện, đọc thơ, hát… về Bác, sau đó liên hệ việc thực hiện học tập theo tấm gương của Người bằng những việc làm cụ thể nhất, gắn với hoạt động thường ngày của giáo viên và học sinh như tiết kiệm thời giờ là giáo viên lên lớp đúng giờ, trong lớp học sinh tích cực học tập, không để thời gian trôi qua một cách vô ích, tiết kiệm là học sinh không xé giấy bừa bãi, không phá hoại của công, rót nước vừa đủ uống, ra khỏi phòng nhớ tắt điện, tắt quạt,..với giáo viên là dạy tốt việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, là khi nào cần in 01 mặt, 02 mặt giấy... Theo cách chỉ đạo của chị, việc làm theo Bác vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, là những việc làm thường ngày của mỗi người.
Dưới sự lãnh đạo của chị, trường Tiểu học......... của chúng tôi luôn là trường đi đầu trong các phong trào thi đua của ngành giáo dục huyện ......... Một ngôi trường khang trang với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, chất lượng giáo dục ngày càng đi lên, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ........và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tháng 01/2015, nhà trường được công nhận lại là trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tháng 01/2017, nhà trường được Đoàn đánh giá ngoài kiểm tra công nhận lại là trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Với cá nhân chị, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, chị luôn tích cực tham gia các hoạt động, các hội thi do cấp trên phát động và đạt giải cao, như: Hội thi Cán bộ quản lý giỏi cấp Tiểu học tỉnh .............. đạt giải Ba, Hội thi báo cáo viên giỏi về tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh tỉnh .............. đạt giải Ba; Hội thi Gia đình với trẻ em thành phố .............. đạt giải Nhì. Bằng trí tuệ, sự nỗ lực phấn đấu, từ khi tôi về trường đến nay, 18 năm liền, năm nào chị cũng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, chị còn đạt các danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” của Liên đoàn Lao động tỉnh .............., có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của ngành Giáo dục huyện Hoa Lư. Nhiều năm liền chị được Đảng ủy xã ............... tặng Giấy khen là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm 2012 chị được Huyện ủy Hoa Lư tặng giấy khen Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2013, chị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2016, chị là người duy nhất của xã ..............., là một trong 03 người của huyện Hoa Lư được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh .............. tặng Bằng khen trong phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong cuộc sống, chị luôn giữ gìn lối sống mẫu mực, giản dị, có mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người xung quanh. Trong gia đình, chị là một người phụ nữ đảm đang, chu toàn mọi công việc, hai con của chị đều chăm ngoan, học giỏi, đều là học sinh của trường chuyên Lương Văn Tụy, con trai cả đã đỗ Đại học Bách Khoa với số điểm rất cao. Gia đình chị sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý, kính trọng.
Đối với tôi, chị không những là người bạn, người đồng nghiệp tốt mà tôi còn xem chị như người thân trong gia đình. Khi gặp những chuyện chưa tìm ra cách giải quyết, tôi đều tham khảo ý kiến chị và lúc nào cũng được chị cho những lời khuyên bổ ích. Tôi vô cùng ngưỡng mộ chị và sẽ phấn đấu học tập tấm gương của chị cũng như học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên tốt trong nhà trường.
2. Mẫu bài viết về Tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác số 2
TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH VỀ HỌC TẬP VÀ
LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.
Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.
Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tận tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều". Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.
Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn ngành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.
Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được.
3. Bài viết “ Những tấm gương làm theo lời Bác” số 3
Hồ Chí Minh một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.
Qua thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tác động đến tất cả Cán bộ, Đảng viên và nhân dân giúp cho mỗi người nhận thức đúng hơn những giá trị cao đẹp của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.
Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Tinh thần cuộc thi viết “Những tấm gương làm theo lời Bác”. Tôi xin kể về tấm gương một cô giáo vùng bán sơn địa có tình yêu thương học trò, tâm huyết và đầy trách nhiệm đó là cô giáo Lưu Thị Tâm- Tổ trưởng tổ KHXH, Giáo viên trường THCS Liên Sơn, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Năm 2000, cô giáo Lưu Thị Tâm tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam, được phân công dạy tại trường THCS Nguyễn Úy hai năm, rồi thuyên chuyển về trường THCS Đồng Hóa xã Đồng Hóa huyện Kim Bảng. Đến năm 2005 cô chuyển về công tác tại trường THCS Liên Sơn thuộc xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng đảm nhận giảng dạy bộ môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân. Phái nói rằng qua quá trình công tác cô Lưu Thị Tâm đã thể hiện rõ năng lực và phẩm chất đạo đức của một nhà giáo. Đối với học sinh: để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức của hai môn học này, cô Tâm đã tìm tòi những phương pháp dạy học sinh động, linh hoạt trong từng bài giảng. Các phương pháp của cô đa phần là tập trung khơi gợi sự sáng tạo - tìm tòi - tự học của các em học sinh.
Đối với những em học sinh giỏi, cô đã giúp các em phát huy tố chất học Ngữ văn, khiến các em say mê, tự tìm tòi được cái hay trong môn học này vì vậy đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn do cô phụ trách luôn được giải cao khi dự thi cấp huyện và tỉnh… còn đối với các em học sinh có học lực yếu, cô tìm nhiều hình yếu, tổ chức hình thức đôi bạn cùng tiến và các hình thức khi cô đưa ra đều có đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
Nhờ đó, mà kết quả học tập các lớp cô Lưu Thị Tâm giảng dạy không có học sinh yếu kém, tỷ lệ học sinh khá giỏi luôn tăng lên hàng năm. Trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp của năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 cô có 3 sản phẩm được dự thi cấp quốc gia và đều đạt giải. Hơn mười năm qua liên tục cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được chủ tịch UBND huyện, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Hà Nam tặng giấy khen. Đồng thời cô Tâm còn là giáo viên cốt cán của bộ môn Giáo dục công dân trong toàn huyện. Được Phòng giáo dục tín nhiệm, cô luôn là giám khảo của các cuộc thi: Vận dụng khiến thức liên môn, cuộc thi giáo viên giỏi… Cô Tâm chia sẻ: “ Gần hai mươi năm gắn bó với nghề giáo, chưa bao giờ tôi thấy hối tiếc về sự lựa chọn của mình. Đứng trên bục giảng, tôi học được ở Bác rất nhiều điều, nhất là tính cần cù và tấm lòng thương yêu mọi người của Bác, điều đó đã giúp tôi gắn bó với nghề và yêu nghề hơn. Tôi luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình trên từng trang giáo án để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Được truyền thụ kiến thức, thấy các em thành đạt, đó là niềm vui lớn nhất của tôi".
Đối với đồng nghiệp cô luôn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Đặc biệt, cô phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, thi thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến. Cô giáo Vũ Thị Kim Vân - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Liên Sơn, huyện Kim Bảng đã ghi nhận: "Cô Lưu Thị Tâm là một giáo viên giỏi toàn diện. Cô hòa đồng với mọi người, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác chuyên môn. Cô có nhiều sáng kiến, phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, từ đó tỷ lệ học sinh khá giỏi, đạt giải tại các kỳ thi tăng lên hàng năm. Với sự đóng góp của cô, nhiều năm liền, trường có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, có các sản phẩm chất lượng hữu ích đạt giải quốc gia. Cô Tâm xứng đáng là một tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo lời Bác, là tấm gương sáng trong sự nghiệp "trồng người".
Hiện nay, cô còn đang theo học lớp trung cấp chính trị của huyện vào các ngày thứ bẩy và chủ nhật trong tuần. Trong gia đình, cô là một người phụ nữ đảm đang, chu toàn mọi công việc, hai cháu con của cô đều chăm ngoan, học giỏi, gia đình hạnh phúc được mọi người yêu quí và kính trọng.
Đối với tôi, cô không những là người bạn, người đồng nghiệp tốt mà tôi còn xem cô như người thân trong gia đình. Khi có vấn đề gì về chuyên môn tôi đều tham khảo ý kiến cô. Tôi học tập được ở cô sự tận tình hết lòng hết sức vì công việc không ngại khó khăn gian khó, bất kỳ công việc gì được giao cũng cố gắng hoàn thành tốt.
Nhân cuộc thi viết về gương điển hình “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ cô và sẽ phấn đấu học tập tấm gương của cô cũng như học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên gương mẫu trong đơn vị.
Có thể nói, với lòng tận tâm trong sự nghiệp trồng người cô giáo Lưu Thị Tâm đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà. Cô thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành và là tấm gương sáng để các giáo viên và học sinh học tập và noi theo.
4. Bài viết về Những tấm gương điển hình làm theo lời Bác số 4
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh rất quan Tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là nguồi vẻ vang nhất. Để làm tròn xứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Cho nên thầy giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” Cho đến nay, đã có không ít những tấm gương tiêu biểu trên cả nước làm theo lời Bác. Nhiều trong số đó là những thầy cô giáo, những người đang hàng ngày trang bị tri thức cho thế hệ tương lai. Những người thầy, cô không quản khó nhọc hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến tấm gương “ tâm huyết sáng tạo học theo lời Bác” như thế, đó chính là người đồng nghiệp của tôi thầy giáo Phạm Kim Luận, hiệu trưởng nhà trường Tiểu học Thanh Kim.
Từ một thầy giáo dạy các môn, bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, sự nỗ lực cố gắng phấn đấu không mệt mỏi, bằng kiến thức chuyên môn vững vàng, thầy đã được nhà trường, lãnh đạo phòng GD & ĐT tín nhiệm đề bạt làm hiệu trưởng nhà trường Tiểu học Thanh Kim, Trong những năm qua, với vai trò là một người lãnh đạo, người quản lí, thầy đã xây dựng hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm. Để công tác quản lí có hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, bản thân thầy luôn tự trau dồi chuyên môn tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, các lớp tập huấn do ngành giáo dục tổ chức. Nhờ vậy, trong những năm làm công tác quản lí của nhà trường luôn kịp thời và thường xuyên được đổi mới một cách rõ rệt.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, là một người lãnh đạo, thầy luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường, luôn cố gắng tạo điều kiện cho các đồng nghiệp yên tâm công tác. Trong nhà trường, thầy luôn đánh giá nhận xét một cách khách quan, thẳng thắn. Chỉ ra những khuyết điểm, nhẹ nhàng nhắc nhở khi có giáo viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, chuyên môn. Đối với tập thể sư phạm nhà trường thầy luôn là tấm gương sáng để giáo viên nhân viên noi theo.
Với học sinh thầy là một người mẫu mực, hết lòng thương yêu quan tâm, ân cần chăm sóc, nhẹ nhàng trong giáo dục. Thương học sinh như con cháu ruột thịt. Quan tâm tới các em học sinh bán trú miếng ăn, giấc ngủ. Lo lắng khi các em đau ốm. Các em học sinh vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc. Thầy kêu gọi các nhà hảo tâm – các đơn vị tương trợ trên mọi phương tiện, xin cho các em từng mảnh áo, bát gạo, từng gói mì tôm , đôi dép ….Thầy luôn nhắc nhở giáo viên chúng tôi rằng “ Mình phải cảm thấy tự hào khi đi xin cho các con”
Song với công tác quản lí, thầy luôn tích cực tham giá các phong trào thì đua và các cuộc vận động của ngành như “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , “Mỗi thầy cố giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Không chỉ có tài và có đức, thầy còn là một tấm gương sáng thực hành tiết kiệm, luôn nhắc nhở giáo viên chúng tôi phải làm theo tấm gương cần kiệm, liêm chính của Bác. Cần là cần cù siêng năng, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm tiền của nhân dân, của đất nước, của mình, kiêm quyết không có tình trạng xam phạm một đồng xu , hạt thóc của nhân dân.
Trong nhà trường thày luôn quán triệt không chạy theo bệnh thành tích, học tập, đánh giá học sinh phải khách quan, công bằng. Thường xuyên phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn phát động tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên.
Trường Tiểu học Thanh kim đã gắn việc học và làm theo lười bác với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành giáo dục, trong đó nổi bật là phong trào “ xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” nâng cao chất lượng dạy học, phong trào “ nâng cao chất lượng giáo dục thực chất”. Để làm được điều đó, thầy đã cùng tập thê giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học trong đó lấy học sinh làm trung tâm.Mỗi giáo viên phải biết vận động linh hoạt các phương pháp phù hợp trong giờ dạy, thường xuyên quan tâm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh và tổ chức 2 buổi/ngày.
Chính sự nhiệt tình sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ của thầy, thầy đã được đồng nghiệp kính trọng yêu thương, học sinh yêu qúy. Đó không phải đơn giản là quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí, tình anh em cao cả, đánh chân trọng.
Có câu nói rằng “Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi” mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói này tôi lại nghĩ đến người hiệu trưởng của trường. Bằng sự nỗ lực của bản thân, sự tâm huyết sáng tạo làm theo lời Bác. Thầy không chỉ là một người thầy, một người lãnh đạo giỏi mà thầy là người hội tụ được đầy đủ phẩm chất đạo đức mẫu mực của nhà giáo. Thầy là một tấm gương để bản thân học tập rèn luyện để cống hiến nhiều hơn cho mái trường này. Thầy giáo Phạm Kim Luận vẫn không gừng phấn đấu rèn luyện tu dưỡng đạo đức và chuyên môn để xứng đáng với niềm tin của đồng nghiệp, học sinh và của nhân dân. Tôi sẽ cố gắng học tập theo tấm gương của thầy và phấn đấu làm theo lười Bác dạy để xứng đáng là một nhà giáo, để làm tốt sự nghiệp trồng người.
Xem thêm các cuộc thi khác tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu.