Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập làm văn lớp 4 Tuần 23: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối là lời giải phần Tập làm văn SK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 50, 51. Bài soạn có đáp án đầy đủ chi tiết cho các em học sinh tham khảo, luyện tập miêu tả bộ phận cây cối, hoàn thiện viết đoạn văn tả 1 loài hoa hoặc một loài cây.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 4: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 1 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

Đọc các bài đã cho và nhận xét về cách miêu tả của tác giả:

a)

HOA SẦU ĐÂU

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bè, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mũi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu dó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ đã lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất như say say một thứ men gì.

Theo Vũ Bằng

Đọc thêm:

HOA MAI VÀNG

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.

Theo “Mùa xuân và phong tục Việt Nam”

b)

QUẢ CÀ CHUA

Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.

Cà chua ra quả, sum sê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn và làm ỏe cả những nhánh to nhất.

Nắng đến tạo vị thơm vị mát tụ dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trờ nhỏ hiển dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.

Theo Ngô Văn Phú

Đọc thêm:

TRÁI VẢI TIẾN VUA

Trái vải tiến vua chỉ nhỉnh hơn cái chén hạt mít dùng để pha trà tàu một chút. Vỏ của nó không đỏ mà ong óng một màu nâu, nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề. Khi bóc vỏ ra rồi thì không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. Cùi vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà. Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt.

Theo Vũ Bằng

Trả lời:

Nhận xét về cách miêu tả của tác giả như sau:

a) Bài Hoa sầu đâu: Ở đoạn văn này, Vũ Bằng đã tả hoa sầu đâu theo các trình tự sau:

  • Thời điểm sầu đâu nở hoa: cuối tháng ba.
  • Hình dáng và màu sắc hoa sầu đâu: hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió.
  • Đặc biệt là hương thơm của hoa sầu đâu: dường như trong hương thơm này quy tụ mọi mùi hương của cây cỏ, đất đai của vùng đồng quê Bắc Bộ.
  • Cuối cùng là xúc cảm của tác giả khi nhớ về hương sầu đâu ở quê nhà.

b) Bài Hoa mai vàng: So sánh với hoa khác loài.

  • So sánh với hoa đào về màu sắc, hình ảnh (Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa dào một chút. Nhưng nụ mai không phô hồng mà ngời sắc xanh màu ngọc bích)
  • Nhân hoá và so sánh: “Cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa”; "mùi hương thơm lựng như nếp hương”.

c) Bài Quả cà chua: Ở bài này tác giả miêu tả quả cà chua theo trình tự quả hình thành và phát triển:

  • Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.
  • Kế đó tác giả tả hiện tượng cà chua ra quả xum xuê, chi chít trên thân, trên ngọn cây.
  • Cuối cùng là hình ảnh của những quả cà chua đang chín dần. Mỗi quả đẹp như "một mặt trời nhỏ hiền dịu". Cà chua chín "thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé".

d) Bài Trái vải tiến vua: So sánh với trái vải sa-lông cùng loài.

“Vỏ của nó không đỏ mà ong óng một màu nâu. nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề. Khi bóc vỏ ra rồi thì không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng ngón tay út. Cùi vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà.”

Câu 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích

Phương pháp giải:

- Con quan sát cây muốn tả và chọn ra những chi tiết tiêu biểu.

- Sắp xếp các chi tiết ấy theo một trình tự hợp lí.

- Viết thành bài văn trong đó có sử dụng các từ ngữ sinh động, các hình ảnh so sánh gợi hình gợi cảm hoặc.

Bài tham khảo:

Đoạn văn tả một thứ quả

Trong các loại trái cây, em thích nhất là loại quả mít. Trái mít thường khá lớn. Mít có hai loại đó là mít mật và mít dai. Như tên gọi của nó, mít dai thường thì múi mít sẽ dai và thường được các bạn trẻ yêu thích hơn; còn mít mật thì có màu vàng và múi hơi nhũn như những giọt mật của loài ong vậy. Mỗi múi mít đều có một hột mít khá to bên trong được bao bọc bởi một lớp màng mỏng. Nếu xé múi không cẩn thận, ta sẽ làm rách lớp màng đó, hột mít trơn trượt sẽ rơi ra ngoài, khi ấy để ăn được mít, ta lại phải bỏ lớp mảng bên trong đi nữa, khá tốn thời gian. Mít ngon, ngọt nhưng lại khá nóng, nên chúng ta không nên ăn quá nhiều dù nó có là đặc sản của mùa hè đi chăng nữa.

Đoạn văn tả một loài hoa

Cây phong lan treo ở trước nhà đã trổ hoa. Cành hoa vươn dài ra, màu xanh nhạt và hai bên là hai hàng hoa cùng nở song song. Cánh hoa có màu hồng tươi giữa có nhụy màu vàng. Nhìn cành hoa rung rinh trong gió, ta có cảm giác như đó là những con bướm màu hồng đã chán bay lang thang đây đó nên sà xuống bám vào cành hoa mà sưởi nắng. Từ cành hoa phong lan, một mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra như hương thơm riêng biệt của núi rừng mà nó còn lưu giữ được. Hoa phong lan rất lâu tàn. Hoa có thể tươi nở hàng tháng trời tựa như hương sắc cũng muốn đua với thời gian. Hoa phong lan đúng là một loài hoa "sang trọng" và tươi đẹp.

>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích

Phiếu bài tập cuối Tuần lớp 4 có đáp án - Tuần 23

- Môn Tiếng Việt: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 23

- Môn Tiếng Anh: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Anh lớp 4 - Tuần 23

- Môn Toán:

  • Đề kiểm tra cuối tuần môn Toán lớp 4: Tuần 23 - Đề 1
  • Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán nâng cao Tuần 23

--------------------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4 tuần 23: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Trên đây là chi tiết Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 50, 51: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối cho các em học sinh tham khảo, ôn tập lại các kiến thức cách viết đoạn văn tả cây cối.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây
  • Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây
  • Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả
  • Đoạn văn tả 1 loại trái cây mà em thích
  • Tả một loại cây ăn quả
  • Tả cây ăn quả Ngắn gọn
Chia sẻ, đánh giá bài viết
498
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm