Tập làm văn lớp 4: Luyện tập quan sát cây cối

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập quan sát cây cối là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 39, 40 cho các em học sinh tham khảo bước đầu nắm được cách quan sát cho bài văn miêu tả cây cối. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Soạn bài Tập đọc lớp 4: Chợ Tết

Câu 1 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, bãi ngô, cây gạo) và nhận xét:

a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?

b. Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

d. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

e. Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác miêu tả một cây cụ thể.

Trả lời:

a)

- Trong bài Sầu riêng, tác giả quan sát cây sầu riêng theo trình tự: xem xét hương vị của sầu riêng, quan sát hoa trái sầu riêng và cuối cùng là quan sát dáng vẻ của cây sầu riêng.

- Trong bài Bãi ngô, tác giả quan sát cây ngô theo trình tự sau: sự phát triển của cây ngô từ lúc mới trồng đến lúc cây đã lớn, ra hoa, trổ bắp, kết hạt rồi ngô già tới mùa thu hoạch.

- Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát mùa cây gạo trổ hoa, rồi các cánh hoa rụng dần và cuối cùng những quả gạo xuất hiện cho tới lúc quả tách vỏ để các múi bông trắng nỗ ra.

b)

- Các tác giả quan sát trước hết bằng thị giác (nhìn ngắm). Ngoài ra, các tác giả còn quan sát cây cối hoa trái bằng khứu giác (ngửi mùi thơm) và vị giác (cảm nhận vị ngon, bùi, béo khi ăn).

c) Hình ảnh nhân hóa và so sánh mà em thích là:

  Sầu riêng Bãi ngô Cây gạo
Hình ảnh so sánh

- Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

- Trái lủng lẳng dươi cành trông như tổ kiến.

- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non

- Búp như kết bằng nhung và phấn.

- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

- Qủa hai đầu thon vút như con thoi.

- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Hình ảnh nhân hóa  

- Búp ngô non núp trong cuống lá.

- Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

- Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười...

- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.

- Cây gạo trở nên với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành.

→ Tác dụng: Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên đây làm cho cách miêu tả trở nên sinh động hơn, giúp người đọc hình dung ra sự vật một cách cụ thể hơn và lời miêu tả cũng trở nên truyền cảm, hấp dẫn hơn.

→ Nói tóm lại, các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn hay hơn, có giá trị nghệ thuật cao hơn.

d) Trong ba bài trên, bài Bãi ngô và bài Sầu riêng miêu tả một loài cây. Bài Cây gạo miêu tả một cây gạo cụ thể.

e) Miêu tả một loài cây có điểm giống và cũng có điểm khác với miêu tả một cây cụ thể

 

Miêu tả một loài cây

Miêu tả một cây cụ thể
Điểm giống nhau

Khi tả một cây cụ thể cũng phải nắm vững thời điểm trổ bông, ra trái của các loài cây đó. Một cây cụ thể cũng mang đặc điểm của cả loài cây về hình dáng, kích thước, về màu lá, sắc hoa..

Điểm khác nhau

Khi tả một loài cây thì người ta thường chú ý đến việc miêu tả giới thiệu sự phát triển của loài cây đó. Người ta cũng cần chú ý đến các đặc điếm chung và lợi ích mà loài cây đó mang lại.

Khi tả một cây cụ thể, người ta đặc biệt chú ý đến vị trí riêng biệt mà nó mọc, hình dáng cụ thể của nó và những nét riêng mà các cây khác cùng loài không hẳn có.

Câu 2 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2

Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

Trả lời

Quan sát cây bàng trên sân trường theo trình tự từ dưới lên trên:

  • Gốc cây: To, màu nâu sẫm, sần sùi.
  • Thân cây: To, không cao, tỏa ra nhiều cành lớn.
  • Cành, lá: Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống như một chiếc ô xanh che bóng mát cho các bạn học sinh vu i chơi, là giống hình chiếc quạt mo, bẹ, trên lá có các đường gân nổi.
  • Hoa: Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ty , mọc theo từng chùm hoa dài.
  • Quả bàng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng chín nó ngả sang màu vàng.…

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4 có đáp án - Tuần 22

- Môn Tiếng Việt: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 22

- Môn Tiếng Anh: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Anh lớp 4 - Tuần 22

- Môn Toán:

--------------------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Trên đây là chi tiết Tập làm văn lớp 4: Luyện tập quan sát cây cối. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn khác: Tập đoc, Chính tả, Luyện từ và câu được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
502 37.093
Sắp xếp theo

Tập làm văn lớp 4

Xem thêm