Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 15 lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 Chân trời sáng tạo
Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép với mục đích thương mạidưới mọi hình thức!
Câu 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
theo Mai Văn Tạo
- Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?
- Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
Trả lời:
a) Tác giả dùng những giác quan: thị giác (mắt), vị giác (miệng), khứu giác (mũi) để quan sát cây sầu riêng
b) Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được những điều sau:
Thị giác |
|
Khứu giác |
|
Vị giác |
|
Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Quan sát một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở và ghi chép lại những điều mà em quan sát được.
Gợi ý:
a) Trao đổi với bạn:
- Em chọn quan sát cây gì? Cây được trồng ở đâu?
- Em quan sát cây vào thời điểm nào? Vì sao?
- Em lựa chọn vị trí nào để quan sát cây?
- Em có thể sử dụng những giác quan nào để quan sát?
b) Chọn trình tự quan sát phù hợp:
- Cách 1: miêu tả những đặc điểm nổi bật ở từng bộ phận của cây
- Cách 2: miêu tả cây theo từng thời kì phát triển, hoặc qua từng mùa trong năm
Trả lời:
Mẫu:
a) Trao đổi với bạn:
- Em chọn quan sát cây bàng. Cây được trồng ở trên sân trường
- Em quan sát cây vào giờ ra chơi. Vì đây là thời điểm em vui chơi trên sân trường, dưới bóng mát của cây
- Em lựa chọn vị trí đứng dưới gốc cây để quan sát
- Em có thể sử dụng thị giác, thính giác để quan sát
b) Chọn trình tự quan sát phù hợp: miêu tả cây qua từng mùa trong năm. Vì cây bàng có sự thay đổi rõ rệt qua các mùa trong năm
>> Tham khảo thêm: Ghi lại kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở)
Vận dụng trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
- Thi tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây.
- Nói 1 - 2 câu tả một loại lá cây mà em biết
Trả lời:
1. Gợi ý:
- Từ ngữ tả màu sắc của lá cây: xanh ngọc, xanh biếc, xanh rờn, xanh thẫm, xanh tươi, xanh um, xanh sẫm, xanh ngát, xanh ngắt, xanh lè, xanh bóng...
- Từ ngữ tả hình dáng lá cây: to như bàn tay, to bằng cái thìa, hình giọt nước, thon dài, nhỏ xíu, mỏng manh, dày, cứng cáp...
2. Gợi ý tả lá bàng:
Lá bàng có hình giọt nước, to như bàn tay của người lớn. Vào màu hè, lá trưởng thành dày dặn, mặt lá bóng bẩy, ánh lên sắc xanh ngời tràn ngập sức sống,