Nhận diện bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 11 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 4 trang 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết: Nhận diện bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 11 CTST gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu:
Đọc bài văn Hoa Xanh (Phạm Đức) trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
a) Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.
b) Tác giả miêu tả những bộ phận nào của cây na?
c) Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn điều gì?
Trả lời:
a) Xác định các đoạn văn và nội dung từng đoạn như sau:
Đoạn văn | Nội dung đoạn văn |
Từ đầu đến "xanh non" | Giới thiệu vườn na |
Từ "cây na mảnh dẻ" đến "mơ hồ" | Miêu tả thân và lá cây na |
Từ "cây na ra hoa" đến "ấm cúng" | Miêu tả hoa cây na |
Phần còn lại | Miêu tả quả na |
b) Tác giả miêu tả: thân, lá, hoa và quả của cây na
c) Theo em có thể viết thêm về: tình cảm của người viết dành cho cây na
Câu 2 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Trao đổi với bạn:
a) Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
b) Theo em, ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", còn có thể miêu tả theo trình tự nào khác?
c) Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì?
Trả lời:
a) Bài văn miêu tả cây cối thường gồm các bộ phận sau:
- Mở bài: giới thiệu chung về cây
- Thân bài: tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
- Kết bài: bày tỏ tình cảm, cảm xúc... hoặc liên hệ người, vật có liên quan
b) Bài "Hoa xanh" miêu tả cây na theo trình tự thời gian (từng thời kì phát triển của cây). Ngoài ra còn có thể miêu tả từng bộ phận của cây (từ dưới lên trên hoặc ngược lại).
c) Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm về quá trình chăm sóc hoặc thu hoạch quả của cây
Câu 3 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”.
Đoàn Giỏi
a) Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự nào?
b) Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả lá cây bàng không? Vì sao?
Trả lời:
a) Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời gian (từ mùa xuân, mùa hạ đến mùa thu, mùa đông)
b) Trình tự miêu tả đó rất phù hợp để tả lá cây bàng. Bởi lá bàng tồn tại qua bốn mùa trong năm với nhiều thay đổi về màu sắc, sau đó rụng về cội. Bởi vậy, khi tả lá bàng theo trình tự thời gian sẽ lột tả hết vẻ đẹp và đặc điểm nổi bật của nó.
Vận dụng trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Đóng vai bồ công anh, những chú dế, hoa lá và giọt sương để chào hỏi, làm quen.
-----------------------------------------------
>> Tiếp theo: Đọc: Bác sĩ của nhân dân
Ngoài Viết: Nhận diện bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 11 ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .