Tên đường Hồ Chí Minh trên biển xuất hiện đầu tiên khi nào?

Tên đường Hồ Chí Minh trên biển xuất hiện đầu tiên khi nào? Quá trình hình thành và phát triển của con đường đó như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Sự xuất hiện của con đường Hồ Chí Minh trên biển

Câu hỏi: Tên đường Hồ Chí Minh trên biển xuất hiện đầu tiên khi nào?

Trả lời

Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến hậu cần chiến lược trên Biển Đông, đảm bảo nhiệm vụ vận tải quân sự đặc biệt, do Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông. Tuyến đường được chính thức thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961, để vận chuyển tăng cường nguồn nhân lực và vũ khí từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam.

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân đường Hồ Chí Minh trên biển là hải lộ ven bờ do những người trong hàng ngũ Việt Minh ở Nam Bộ thực hiện lần đầu tiên. Năm 1946, lực lượng Việt Minh ở Nam Bộ đã tổ chức chuyến đi của một thuyền đánh cá xuất phát từ Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ra Bắc xin tiếp tế vũ khí. Tàu cập bến trong vùng Việt Minh kiểm soát tại Tuy Hòa, Phú Yên. Những người trên tàu ra Bắc bằng tàu hỏa. Số vũ khí được Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp cũng được chuyển vào Phú Yên bằng tàu hỏa và chất lên thuyền chở vào Bến Tre.

Sau năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, các thế lực cầm quyền của đế quốc Mỹ và tay sai đã ngang nhiên xóa bỏ hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa quân xâm lược, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực và đề ra chủ trương, nhanh chóng tổ chức chi viện sức người, sức của, vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, ngày 19/5/1959, “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (đơn vị tiền thân của Đoàn 559) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng tuyến chi viện chiến lược trên bộ và trên biển cho miền Nam. Đến tháng 7/1959, Tiểu đoàn 603 trực thuộc Đoàn 559 được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Để giữ bí mật, Tiểu đoàn lấy tên là “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”. Cuối năm 1959, Tiểu đoàn 603 tổ chức chuyến thuyền vượt biển đầu tiên vào chiến trường Khu V nhưng không thành công, do vậy Tổng Quân ủy quyết định cho Tiểu đoàn 603 ngừng hoạt động để tìm phương án mới.

Đầu năm 1960, cùng với phong trào Đồng khởi Bến Tre, phong trào cách mạng của các tỉnh đồng bằng Nam Bộ chuyển mạnh lên thế tiến công và trở thành cao trào đồng khởi rộng khắp. Để đáp ứng yêu cầu vận chuyển vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, trong khi vận chuyển đường bộ của Đoàn 559 trên dãy Trường Sơn chưa vươn tới; Tổng Quân ủy tiếp tục chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu đề án mới về xây dựng và tổ chức lực lượng vận tải biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Khu 5; Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các tỉnh ven biển ở miền Trung và Nam Bộ chủ động chuẩn bị bến, bãi và tổ chức đưa thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò, nắm tình hình địch, nghiên cứu tuyến vận chuyển trên biển, vừa nhận vũ khí để kịp thời cung cấp cho cách mạng miền Nam.

Từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh và Bà Rịa đã cử 5 thuyền gỗ từ miền Nam ra miền Bắc để báo cáo tình hình, xin tiếp tế vũ khí và sau đó trực tiếp vận chuyển vũ khí, dẫn đường cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam. Những chuyến thuyền vận chuyển thành công là một trong những cơ sở quan trọng để xúc tiến việc thành lập đoàn vận tải thủy tiếp tế vũ khí cho miền Nam. Ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/QP thành lập Đoàn 759 vận tải thủy, đồng chí Trung tá Đoàn Hồng Phước làm Đoàn trưởng. Lực lượng của Đoàn ban đầu có 38 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 20 đồng chí thuộc các thuyền của Bến Tre, Trà Vinh và Liên khu V vừa điều ra. Cuối năm 1961, Đề án công tác của Đoàn đã được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh thông qua.

Quyết định thành lập Đoàn 759 thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ Chính trị mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngày 23/10 trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 759, tiền thân Lữ đoàn 125, Bộ Tư lệnh Vùng 2 - Quân chủng Hải quân ngày nay, đồng thời là Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển.

2. Kỳ tích một Con đường huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển - bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, làm nên bao kỳ tích của một con đường huyền thoại, đã hoàn thành sứ mệnh, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:

- Một là, tuyến Hậu cần chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao, nên sớm phát huy được hiệu quả, đặc biệt là ngay thời kỳ đầu (giai đoạn 1962 - 1965), những con tàu không số của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, sau khi chính thức được khai thông (tàu Phương Đông 1, tháng 10-1962) đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, trở thành tuyến chi viện chiến lược chủ yếu (cùng với hàng qua cảng Sihanoukville, đạt 80% khối lượng hàng chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Bởi trong thời gian này tuyến đường Trường Sơn trên bộ trong những năm đầu do địa hình phía Đông Trường Sơn quá hiểm trở, mặt khác lại bị địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt, nên hoạt động hết sức khó khăn, phải cho tới khi mở thông thêm tuyến đường sang phía Tây Trường Sơn vào mùa khô 1964-1965, mới phát huy được vận tải cơ giới thì đường Trường Sơn mới thực sự trở thành tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam.

- Hai là, Tuyến chi viện chiến lược trên biển đã được vận hành hết sức tài tình và sáng tạo, nên trong thực tiễn dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn phức tạp đến đâu, bộ đội ta cũng khắc phục và sáng tạo vượt qua và hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề ra.

- Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển nhanh chóng và an toàn những loại "hàng đặc biệt”[6][7], đó là những ngoại tệ mạnh, những loại máy móc thiết bị quý hiếm... Và đặc biệt hơn cả là đã đưa đón an toàn tuyệt đối hàng trăm cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và các chuyên gia đầu ngành tăng cường cho chiến trường như các đồng chí: Lê Đức Anh (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964 và đi Tàu 159.TT của Đoàn 371 ra miền Bắc tháng 11-1973), Võ Văn Kiệt (đi Tàu 159.TT vào Nam Bộ tháng 10-1973), Bùi Phùng (đi Tàu 65 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Thế Bôn (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Hòa (đi tàu 56 vào Nam Bộ năm 1964), Hoàng Thế Thiện (đi tàu 69 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Trọng Xuyên (đi Tàu 67 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Thiện Thành (đi Tàu 69 vào Nam Bộ năm 1964), Hồ Văn Huê, Bùi Cát Vũ (đi Tàu 165 vào Nam Bộ năm 1964), Ung Răng (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1965)...

- Bốn là: Góp phần quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thực hiện chỉ thị “thần tốc”, “đại thần tốc” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, bộ đội Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển “130 lượt với 143 chuyến tàu, chở 8.741 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đại pháo; đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 65.721 hải lý để kịp tham gia chiến đấu”, hiệp đồng tác chiến với cánh quân vũ trang khác trong cuộc chiến cuối cùng giải phóng biển đảo thân yêu của tổ quốc.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tên đường Hồ Chí Minh trên biển xuất hiện đầu tiên khi nào? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đùng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được quá trình hình thành và phát triển của con đường mang tên Hồ Chí Minh. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12, Tiếng Anh lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 101
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm