Sự kiện nào ghi nhận Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam?

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Sự kiện nào ghi nhận Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam? để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết cho chúng ta thấy được những sự kiện cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Sự kiện đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam

Câu hỏi: Sự kiện nào ghị nhận Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam?

A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30-8-1945)

B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2-9-1945)

C. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thắng lợi (28-8-1945)

D. Đảng tổ chức bầu cử Quốc hội trên phạm vi cả nước (6-1-1946)

Lời giải

Đáp án đúng: B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2-9-1945)

1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương

Phong trào công nhân cuối những năm 20 phát triển không đồng đều, mạnh nhất là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ, bởi ở đây có đông hội viên và trong hoạt động thực tiễn có nhiều sáng tạo. Phong trào "vô sản hóa" cũng được phát sinh từ đây và đã góp phần đẩy nhanh quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Từ thực tiễn sinh động đó, những người lãnh đạo trong Kỳ bộ '' Bắc Kỳ những học trò xuất sắc của Nguyễn ái Quốc, đã nắm bắt được đòi hỏi'' của phong trào, nhận ra sự cấp thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản thay cho HVNCMTN để tiếp tục đưa phong trào giải phóng dân tộc tiến lên.

Tháng 3-1929, Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân, họp tại ngôi nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) đã quyết định lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên nhóm làm đầu tàu cho cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Ở Việt Nam.

Tại Đại hội đầu biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ họp vào cuối tháng 3-1929 trong đồn điền Bô ren (Sơn Tây) đã nhất trí thông qua chủ trương lập Đảng Cộng sản thay cho HVNCMTN đã hết vai trò lịch sử và cử một đoàn đại biểu gồm 4 đồng chí do Trần Văn Cung, Bí thư Kỳ bộ, dẫn đầu đi dự Đại hội I của Hội VNCMTN sẽ họp ở Hương Cảng. Đại hội cũng giao cho đoàn đại biểu của mình có nhiệm vụ'' đấu tranh khẳng định xu thế thành lập Đảng Cộng sản của Kỳ bộ mình tại Đai hội I Hội VNCMTN. 1 Đầu tháng 5-1929, tại Đại hội I của HVNCMTN, Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã đưa ra đề nghị giải tán tổ chức Thanh niên và thành lập Đảng Cộng sản. Nhưng đề nghị đó không được chấp nhận, nên Đoàn đã bỏ đại hội ra về.

Sau khi về tới Hà Nội, ngày 1-6-1929, Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã ra Tuyên ngôn giải thích lý do họ bỏ Đại hội ra về và chỉ ra những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi để thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân.

Đêm 17-6-1929, 20 đại biểu ưu tú của Kỳ bộ Bắc Kỳ đã nhóm họp từ ngôi nhà 312 phố Kham Thiên (Hà Nội) tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Hội nghị đã thông qua Tuyên ngôn, Điểu lệ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản đảng xác định rõ tính chất của Đảng : "Đông Dương Cộng sản đảng là Đảng cách mạng, đại biểu cho tất cả anh chị em vô sản giai cấp (tức thợ thuyền) ở Đông Dương. Đảng Cộng sản là đảng bênh vực cho toàn thế giới vô sản giai cấp, nhưng chỉ gồm những người nào giác ngộ cách mạng, tiên tiến hơn cả trong giai cấp vô sản".

Cùng với công tác tuyên truyền, Đông Dương Cộng sản đảng đã cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ tuyên truyền và tổ chức các cơ sở Đảng Ở các địa phương đó. Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng sản đảng, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ đã quyết định thành lập An Nam Cộng .sản đảng vào tháng 8-1929 xuất bản báo ĐỎ làm cơ quan ngôn luận của mình.

Cùng với quá trình phân hóa trong HVNCMTN dẫn tới sự ra đởi của hai tổ chức cộng sản, khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng thắng thế trong Tân Việt Cách mạng đảng. Các đại biểu cấp tiến của Tân Việt đã nhóm họp tại Sài Gòn vào tháng 9-1929, ra "Tuyên đạt" tuyên bố chính thức thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn và sẽ cùng Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng "liên hợp thành một tổ chức cộng sản ở Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất". Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nửa sau năm 1929 khẳng định hệ tư tưởng cộng sản đã chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc ở Việt Nam.

2. Khái niệm “Đảng cầm quyền”

Đảng cầm quyền là khái niệm của khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho giai cấp đang nắm quyền lực và lãnh đạo chính quyền để tổ chức, quản lý đất nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Bàn về tính tất yếu lịch sử của đảng cầm quyền, đa số chính trị gia, nhà khoa học chính trị trên thế giới cho rằng, đảng cầm quyền là đảng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử theo chế độ dân chủ và chiếm ưu thế trong cạnh tranh giữa các đảng phái, có thực quyền lãnh đạo để quyết định đường lối và phương thức hoạt động dưới danh nghĩa là quyền lực và sức mạnh nhà nước.

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, con đường trở thành Đảng Cộng sản cầm quyền lại có đặc điểm và sắc thái riêng. Để trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, chống “thù trong, giặc ngoài”, tiến hành cuộc cách mạng vô sản hoặc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để lật đổ chính quyền của giai cấp bóc lột, thiết lập chính quyền mới của giai cấp công nhân. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng, giành chính quyền về tay mình, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và bộ máy của nó, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Khi Đảng Cộng sản nắm được quyền thống trị, thì điều đó có nghĩa là “nắm quyền đó với ý thức là chỉ một mình mình nắm”. Theo V.I. Lênin, trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, không có sự cạnh tranh, chia sẻ quyền lực cho các đảng chính trị khác; thực hiện thể chế nhất nguyên, không có đảng đối lập tranh giành quyền lực nhà nước.

Ở Việt Nam, ngày 03/02/1930, một đảng mác xít kiểu mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện đã chính thức ra đời, chịu sự ủy thác của dân tộc và Nhân dân Việt Nam, trở thành chính Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ý thức sâu sắc vai trò và sứ mệnh vẻ vang của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền với tư cách là đảng duy nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền để chỉ rõ bản chất, vai trò, vị thế của Đảng là tổ chức đảng duy nhất trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nắm giữ quyền lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong bản Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Theo nguyên tắc chung và đặc điểm riêng, từ ngày 02/9/1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta đã nắm giữ quyền lực Nhà nước và trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng, thực hiện mục tiêu: đem lại “quyền hành”, lợi ích chính đáng và hạnh phúc cho nhân dân. Từ thời điểm ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng cầm quyền đúng bản chất, ý nghĩa, vai trò và sứ mệnh được ủy thác.

Đối với Đảng ta, “Đảng cầm quyền” đã chứa đựng trong đó “Đảng lãnh đạo”, Đảng nắm quyền lực Nhà nước, hóa thân vào Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. Đảng cầm quyền, thực chất là sử dụng Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, phấn đấu vì mục đích chung của toàn xã hội, của dân tộc Việt Nam theo phương châm: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” 3; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, vì Nhân dân.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sự kiện nào ghi nhận Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực sự trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, sự kiện đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12, Tiếng Anh lớp  12...

Đánh giá bài viết
1 444
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm